Biến gốc tre bỏ đi thành mỹ nghệ độc đáo, gieo nghề trên chính quê hương

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Không chỉ biến cây tre thành những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo, chàng trai trẻ ở huyện miền núi Nghệ An còn cưu mang một số nhân công tàn tật của tộc người Đan Lai, truyền nghề với hy vọng họ có thể tự lập trên chính quê hương của chính mình.
Biến gốc tre bỏ đi thành mỹ nghệ độc đáo, gieo nghề trên chính quê hương ảnh 1

Những ngày cuối năm, xưởng sản xuất đồ mỹ nghệ của anh Thái Đăng Tiến (SN 1986, trú xã Châu Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An) không ngơi nghỉ tiếng máy để kịp các đơn hàng. “Muốn có các sản phẩm mỹ nghệ đẹp, mình phải tỉ mỉ. Hỏng một khâu là coi như dây chuyền bị bỏ”, anh Tiến nói.

Biến gốc tre bỏ đi thành mỹ nghệ độc đáo, gieo nghề trên chính quê hương ảnh 2

Theo anh Tiến, lớn lên giữa bạt ngàn tre, trúc… người dân trồng tre, trúc, rất vất vả cực khổ mà thu nhập chẳng bao nhiêu. Sau nhiều trăn trở sao cứ nghèo mãi trên nguồn tài nguyên vô giá, anh Tiến nảy sinh ra ý tưởng chế tác các sản phẩm gia dụng, mỹ nghệ từ tre để tạo ra giá trị mới cho cây tre.

Biến gốc tre bỏ đi thành mỹ nghệ độc đáo, gieo nghề trên chính quê hương ảnh 3

Khởi nghiệp với vốn liếng đầu tư khoảng 200 triệu đồng từ tiền vay mượn. Rồi xưởng sản xuất, máy luộc, máy sấy lạnh, một số máy cầm tay khác… lần lượt được anh Tiến đầu tư.

Biến gốc tre bỏ đi thành mỹ nghệ độc đáo, gieo nghề trên chính quê hương ảnh 4

Chàng trai trẻ cho biết, thường sau khi khai thác tre, người ta sẽ vứt gốc đi. Tiếc của, nhận thấy thứ bỏ đi ấy sẽ "đẻ ra tiền" nếu được chế tác thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Nghĩ là làm, Tiến thuê máy múc lên rừng đào rễ tre tìm nguyên liệu.

Biến gốc tre bỏ đi thành mỹ nghệ độc đáo, gieo nghề trên chính quê hương ảnh 5

Gốc tre sau khi rửa sạch, phơi khô, xử lý để chống mối mọt sẽ được các thợ tiện chế tác thành sản phẩm, chủ yếu là ấm pha trà, cốc hay bình cắm hoa. Những phần như nắp ấm, tay cầm, vòi nước... cũng được dùng từ những phần cành, rễ, nhánh của cây tre, tất nhiên là phải lựa chọn rất kỹ để vừa đảm bảo hài hòa về mặt mỹ thuật, vừa đảm bảo công năng sử dụng cũng như độ bền của sản phẩm.

Biến gốc tre bỏ đi thành mỹ nghệ độc đáo, gieo nghề trên chính quê hương ảnh 6

Các sản phẩm của anh Tiến hiện chủ yếu gồm: bình trà, cốc chén, hộp bút, khay nước, hộp tăm… được làm hoàn toàn bằng tre. Mỗi sản phẩm có giá từ vài chục ngàn cho đến vài triệu đồng.

Biến gốc tre bỏ đi thành mỹ nghệ độc đáo, gieo nghề trên chính quê hương ảnh 7
Bút được làm từ tre.
Biến gốc tre bỏ đi thành mỹ nghệ độc đáo, gieo nghề trên chính quê hương ảnh 8

Không chỉ ấn tượng bởi những sản phẩm độc đáo từ tre, nhiều người còn ngỡ ngàng khi thấy nhiều công nhân trong xưởng chế tác của anh Tiến đang miệt mài làm việc là người dân tộc Đan Lai. Trong đó, có 3 người bị khuyết tật, 1 người bị thiểu năng trí tuệ.

Biến gốc tre bỏ đi thành mỹ nghệ độc đáo, gieo nghề trên chính quê hương ảnh 9

“Một chuyến đi từ thiện vào vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát - nơi có đông tộc người Đan Lai sinh sống, tôi thấy cuộc sống của họ đang còn khốn khó. Tộc người lại sống khép kín nên rất lạc hậu. Lúc đó, tôi để ý thấy 3 người Đan Lai bị dị tật ở chân nhưng đôi bàn tay của họ rất khéo léo đang ngồi đan rổ rá. Tôi liền thuyết phục họ mạnh dạn thoát khỏi "chốn thâm sơn cùng cốc", ra xưởng của tôi làm việc, ra với thế giới văn minh để có cuộc sống tốt hơn. Ấy vậy mà tôi phải ngồi rất lâu mới thuyết phục được họ về làm việc cho mình”, anh Tiến nói.

Biến gốc tre bỏ đi thành mỹ nghệ độc đáo, gieo nghề trên chính quê hương ảnh 10

Giờ những người thợ Đan Lai đã dần quen với máy móc, đã tự tay làm được những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo. Anh La Văn Vinh - một thanh niên người Đan Lai cười nói: “Nếu cứ ở trong bản, tôi chẳng bao giờ biết đến máy móc. Tôi đang học việc nhưng mỗi tháng cũng được trả công 4 triệu đồng. Đây là số tiền rất lớn đối với dân bản chúng tôi”.

Biến gốc tre bỏ đi thành mỹ nghệ độc đáo, gieo nghề trên chính quê hương ảnh 11

Bước đầu gặt hái được những thành công, sự tin dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh, anh Tiến nói “phải nỗ lực hơn để luôn có những sản phẩm đẹp, mẫu mã mới”. Ngoài ra, anh bảo việc đưa người Đan Lai ra tiếp xúc với thế giới bên ngoài cũng đã đạt được kỳ vọng khi những công nhân này dù không lành lặn nhưng đã dần làm quen với máy móc công nghiệp, nói chuyện cởi mở hơn, làm việc thuần thục hơn.

MỚI - NÓNG
Fan ngồi la liệt ở sân Mỹ Đình
Fan ngồi la liệt ở sân Mỹ Đình
TPO - Nhóm bạn trẻ bên ngoài khu vực sân khấu chủ yếu là khán giả mua vé đứng. Người xem ngồi la liệt quanh khu vực sân vận động Mỹ Đình chờ concert Anh trai say hi diễn ra lúc 19h.