“Cái chính là làm hay không hay cứ thích bắt cóc bỏ đĩa. Chính người dân cũng bảo là các ông đi được mấy hôm, đi xong tôi lại bày ra. Thế là chính chúng ta làm cho người dân không tin chúng ta nữa”, ông Hải nói.
Xấu hổ vì đường ngập rác
Chất vấn Bí thư Đảng ủy phường Điện Biên về thực trạng rác thải trên địa bàn, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải thông tin, ngay trên đường Điện Biên có nhiều hộ kinh doanh bún phở, giày dép để rất bẩn, xả rác ra vỉa hè, lòng đường.
“Tôi thấy liên tục bẩn. Bây giờ phải xử lý, nhất là các hộ kinh doanh, đã đăng ký kinh doanh nhưng mà rác thải ra đấy lại coi như việc của phường, phường lại coi là việc của quận”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, thành phố có mấy trục đường “đối ngoại” từ Nhà hát Lớn, qua Tràng Thi, ra Điện Biên, nhưng đều có rác. “Tràng Thi thì bẩn thôi rồi. Rất xấu hổ. Tôi nói nhiều lần rồi, có làm tốt mấy đi nữa, chỉ cần nhìn thấy rác, người ta bảo cán bộ phường đi chơi hết, chẳng làm gì cả. Thậm chí người ta bảo cả Bí thư Thành ủy cũng đi chơi. Cái đó đập ngay vào mặt chứ có ở trong ngõ, trong xóm gì cho cam mà chẳng ai xử lý cả”, ông Hải nói.
“Bây giờ không thể đổ cho người dân được. Cứ đổ cho người dân xong lại bảo đề nghị thay dân. Dân mới thì tôi làm tốt. Tôi đề nghị các đồng chí là không bao giờ được bằng lòng việc này. Các phường kiểm tra xem đã phân công nhau đi chưa, công an đã quyết liệt chưa, hay lại bảo công an chỉ bắt tội phạm còn việc rác rưởi này không phải việc của tôi?”.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói về việc thực thi NĐ 155
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, 3 năm liền Hà Nội có chủ đề năm công tác trật tự, văn minh đô thị mà vẫn chưa yên tâm. Hiện nay, các đơn vị phải vào cuộc để xử lý, nhắc nhở vận động.
“Có nhà ở Hoàn Kiếm tôi đi qua để ý sáng nào ăn xôi xong cũng vứt ngay tại đó mà chẳng ai nói gì. Tôi phải về nói với lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, Sở Xây dựng thì mới không còn nữa. Sáng ra đường phố đã được quét sạch sẽ, nhưng ăn sáng xong vứt đầy các thứ rác rưởi xuống phố, không ra làm sao cả”, Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn chứng thêm. Theo ông Hải, trước hết chính quyền cơ sở phải yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết không gian trước cửa nhà lúc nào cũng phải sạch, bất kể ngày đêm, kể cả người khác vứt rác ra thì cũng phải dọn.
Bí thư Thành ủy Hà Nội gợi ý, dù biên chế không đông, nhưng mỗi buổi sáng, lực lượng công an phân công nhau làm một vòng xe, nhà nào vứt rác bừa bãi thì nhắc nhở. Mà phải kiên trì. “Mình cứ bảo do ý thức người dân nhưng mà không phải. Ý thức người dân do mình tạo ra. Bây giờ mình có “cái gậy” xử phạt rồi. Các đồng chí có “cái gậy” nữa là hoàn toàn có thể cấm kinh doanh vì anh không đáp ứng được yêu cầu. Các tổ dân phố cũng ra quân để nhắc nhở nhau. Gia đình cũng phải chịu trách nhiệm. Anh không vứt rác ra thì ai vứt rác trước cửa nhà anh. Một khi anh cam kết vệ sinh sạch sẽ thì anh sẽ nhắc nhở được người khác”, ông Hải nói.
Sẽ mạnh tay xử phạt
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục, Nghị định 155 đã tạo đầy đủ cơ chế, chính sách và các điều khoản đủ sức răn đe để phạt các hành vi xả rác, phóng uế bừa bãi. “Trên toàn quốc đã có 5 tỉnh, thành triển khai thành công. Chúng ta phải đi đầu trong chuyện này và đủ điều kiện thực hiện. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phát huy hết công suất của 5 tổ công tác các sở, ngành đi kiểm tra. Phải vào cuộc ngay thì mới vào nề nếp được. Chúng tôi sẽ có biên bản sẵn, đến nơi gọi đúng chủ tịch phường, phó chủ tịch phường ra để ghi nhận vệ sinh môi trường. Có như thế thì thành phố mới sạch được”, ông Dục nói. Tuy nhiên, theo ông Dục, bộ máy của quận để đi phạt các hành vi xả rác, gây mất vệ sinh môi trường vẫn “chưa có địa chỉ”. “Vì vậy chính quyền các cấp, công an, thanh tra, đặc biệt đội trật tự xây dựng phải phát huy hiệu quả. 68 đồng chí không chỉ theo dõi về trật tự xây dựng mà áp dụng cả cho vệ sinh môi trường”, ông Dục nói.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định, có Nghị định 155 rồi thì phải xử lý kiên quyết. “Bây giờ không thể đổ cho người dân được. Cứ đổ cho người dân xong lại bảo đề nghị thay dân. Dân mới thì tôi làm tốt. Tôi đề nghị các đồng chí là không bao giờ được bằng lòng việc này. Các phường kiểm tra xem đã phân công nhau đi chưa, công an đã quyết liệt chưa, hay lại bảo công an chỉ bắt tội phạm còn việc rác rưởi này không phải việc của tôi?”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, Hà Nội đang gặp thách thức rất lớn về môi trường, vừa là bụi bẩn, vừa là khí thải xe máy, ô tô, nếu không tập trung vào vấn đề này thì ảnh hưởng đến phát triển bền vững của người dân. “Phải quyết liệt về vấn đề môi trường”, ông Hải yêu cầu.