Bếp than tổ ong đe dọa không khí nội đô Hà Nội

Hàng chục nghìn bếp than, trong đó phần lớn bếp được đặt trên vỉa hè đang trực tiếp đe dọa sức khỏe của người dân và môi trường khu vực nội đô Hà Nội.
Hàng chục nghìn bếp than, trong đó phần lớn bếp được đặt trên vỉa hè đang trực tiếp đe dọa sức khỏe của người dân và môi trường khu vực nội đô Hà Nội.
TP - Theo số liệu khảo sát Chi cục Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) mới công bố, một ngày, trung bình Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời sẽ phát thải 1.870 tấn khí Cacbon dioxit (CO2) tương đương vào bầu không khí.

Có trên 60% số lượng bếp than nằm ở khu vực nội thành, nơi tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, bán nước trên vỉa hè đem đến nhiều rủi ro đe dọa sức khỏe người dân và môi trường cho khu vực nội đô.

Lý giải về việc sử dụng than tổ ong hàng ngày, bà Thủy - chủ một cửa hàng phở trên phố Thành Công cho biết: “Hiện than tổ ong vẫn là vật liệu có giá rẻ nhất, cùng với đó việc sử dụng và di chuyển hàng ngày cũng đơn giản hơn nhiều loại bếp khác, nên dù biết ô nhiễm các hộ kinh doanh như chúng tôi vẫn phải sử dụng…”.

Một ngày, trung bình Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời sẽ phát thải 1.870 tấn khí C02 tương đương vào bầu không khí. Điều đó có nghĩa, một ngày bầu không khí Thủ đô phải gánh chịu lượng khí khổng lồ gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến một loạt các hệ lụy về sức khỏe và về môi trường.

Điều đáng nói, trong số này, phần lớn bếp than được các hộ kinh doanh hàng ăn và thực phẩm sử dụng để hạn chế chi phí đầu vào. Kết quả khảo sát đối với 600 hộ dân thuộc tại 3 quận, huyện tham gia thí điểm gồm Ba Đình, Đống Đa, Sóc Sơn cho thấy: Cơ cấu sử dụng bếp than cho việc kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình là 73%, Sóc Sơn là 63%, Đống Đa là 56%. Tỷ lệ số lượng bếp than tổ ong cơ cấu theo mục đích sử dụng cũng cho thấy bếp than tổ ong được sử dụng cho mục đích kinh doanh tại 3 quận, huyện trên cũng chiếm 67,8 đến 74,7%. Số liệu khảo sát tại từng hộ gia đình, số lượng than được sử dụng trung bình hàng ngày cho việc kinh doanh cũng chiếm đa số Ba Đình là hơn 6kg/ngày, Sóc Sơn là trên 4kg/ngày…

Căn cứ kết quả khảo sát, Sở TN&MT Hà Nội đã lựa chọn quận Ba Đình là 1 trong 5 quận, huyện có số lượng bếp than đang sử dụng lớn nhất thành phố tổ chức thí điểm mô hình tuyên truyền tác hại của bếp than tổ ong, đồng thời giới thiệu các mẫu bếp mới thân thiện với môi trường làm cơ sở xây dựng lộ trình, giải pháp hạn chế, tiến tới không sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn. Kết quả tuyên truyền cho thấy, trên địa bàn quận Ba Đình nhận thức của người dân về tác hại của bếp than tổ ong bước đầu đã được nâng lên. Ban quản lý một số chợ trên địa bàn quận đã chủ động đăng ký chỉ tiêu giảm số lượng bếp than, để thay thế bằng các loại bếp khác trong thời gian từ tháng 12/2017 đến tháng 4/2018. Tuy nhiên, để người dân, đặc biệt là các hộ kinh doanh ở khu vực nội đô tự giác hạn chế sử dụng bếp than tổ ong vẫn là một bài toán khó cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng.

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).