Báo Mỹ điểm danh 11 ‘cỗ máy quân sự đáng gờm’ của Nga

Báo Mỹ điểm danh 11 ‘cỗ máy quân sự đáng gờm’ của Nga
TPO - Tờ Business Insider của Mỹ vừa liệt kê những loại vũ khí quân sự “nguy hiểm nhất” có trong biên chế của quân đội Nga hiện nay.

Tàu tên lửa Bora

Tàu chiến hai thân (catamaran) đệm khí, có cánh ngầm, chế tạo theo dự án 1239 được Nga định danh là Sivuch. Nó là loại tàu hộ tống (corvette) cao tốc, trang bị tên lửa dẫn đường. Tàu có thể hoạt động độc lập hoặc như một soái hạm của biên đội tàu hỗn hợp.

Báo Mỹ điểm danh 11 ‘cỗ máy quân sự đáng gờm’ của Nga ảnh 1

Ngoài 8 tên lửa đối hạm siêu âm, vũ khí trên tàu còn có 1 hệ thống tên lửa đối không 9K33M "Osa-MA" 20 đạn; 1 pháo tự động AK-176M 76,2 mm; 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần 6 nòng 30mm AK-630M. 16 tên lửa phòng không vác vai "9K38 Igla". 2 súng máy hải quân 14,5 mm. 1 hệ thống súng phóng lựu DP-64 chống người nhái. Thủy thủ đoàn là 68 người.

Pantsir-S1

Báo Mỹ điểm danh 11 ‘cỗ máy quân sự đáng gờm’ của Nga ảnh 2

Pantsir-S1 (NATO định danh SA-22 Greyhound) do Cục Thiết kế Máy móc Công cụ KBP (Tula, Nga) phát triển nhằm chống mọi mục tiêu bay thấp như: máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay không người lái và thậm chí là cả mục tiêu trên bộ.

Tàu ngầm "vô hình"

Novorossiysk  là chiếc tàu ngầm điện - diesel đầu tiên trong tổng số 6 chiếc mà Nhà máy Admiralty ở St.Petersburg đóng cho Hạm đội Biển Đen.

Báo Mỹ điểm danh 11 ‘cỗ máy quân sự đáng gờm’ của Nga ảnh 3

Theo các nhà thiết kế, nhờ công nghệ tàng hình, tàu ngầm này hầu như không thể bị phát hiện khi hoạt động dưới lòng biển.

Tiêm kích đa năng MiG-35

Tiêm kích đa năng MiG-35 được Tổng công ty hàng không Mikoyan của Nga phát triển dựa trên mẫu MiG-29. Khác với thế hệ MiG-29, ngoài khả năng không chiến vượt trội MiG-35 còn có thể tiêu diệt cả các mục tiêu trên biển và dưới mặt đất.

Báo Mỹ điểm danh 11 ‘cỗ máy quân sự đáng gờm’ của Nga ảnh 4

Điểm mạnh của MiG-35 là hệ thống động cơ phản lực RD-33MK tích hợp công nghệ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều, điều này giúp MiG-35 thực hiện các bài bay siêu cơ động.

Hệ thống phòng không Buk M

Hệ thống Buk M có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác.

Báo Mỹ điểm danh 11 ‘cỗ máy quân sự đáng gờm’ của Nga ảnh 5

Buk M có sử dụng tên lửa 9M317 (Nato gọi là SA-17 Grizzly) có tầm bắn 3 - 50km, độ cao tối đa 25km với vận tốc đạt tới Mach4.

Tên lửa đạn đạo RS-24 Yars

RS-24 Yars là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) 3 tầng cơ động mới nhất của Nga. Hệ thống này được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2007. Phần lớn thông tin về loại tên lửa này vẫn còn được giữ bí mật. 

Báo Mỹ điểm danh 11 ‘cỗ máy quân sự đáng gờm’ của Nga ảnh 6

Các thông tin công bố cho thấy nó có thể mang theo ít nhất 4 đầu đạn nhiệt hạch với sức nổ 300 kiloton (tương đương 300.000 tấn thuốc nổ TNT) với tầm bắn lên đến 11.000 km.

Máy bay ném bom Tu-160

Tu-160 là loại máy bay ném bom siêu thanh lớn nhất thế giới, dài 54 m, sải cánh dài nhất 55,7m và khi cụp lại còn 35,6 m. Máy bay này có tốc độ tối đa 2.200 km/giờ, tốc độ bay hành trình 960 km/giờ, tầm hoạt động 12.300 km không tiếp nhiên liệu, trần bay 21 km.

Báo Mỹ điểm danh 11 ‘cỗ máy quân sự đáng gờm’ của Nga ảnh 7

Máy bay chứa 40 tấn bom trong 2 khoang bụng, 12 - 24 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân ở 2 khoang phóng tên lửa. Tu-160 đi vào hoạt động từ năm 1987. Nga được cho có 16 chiếc loại này.

Xe tăng T-90

Báo Mỹ điểm danh 11 ‘cỗ máy quân sự đáng gờm’ của Nga ảnh 8

T-9-0 là ze tăng chiến đấu thế hệ thứ 3 của Nga được đưa vào phục vụ hồi năm 1993. T-90 được xem là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất thế giới và là xe tăng chủ lực của quân đội Nga nhờ hội tụ đầy đủ những công nghệ tân tiến, từ vật liệu chế tạo cho đến trang bị vũ khí và các hệ thống tác chiến điện tử.

Tàu ngầm lớp Borei

Tàu ngầm lớp Borei có chiều dài 170 m, đường kính 13,5m và lượng giãn nước (khi nổi) 14.720 tấn và 24.000 tấn (khi lặn). Nó có thể lặn sâu tới 450m và phạm vi hoạt động không giới hạn. Tàu ngầm lớp Borei có tốc độ lặn tối đa là 35mph (56km/h) và di chuyển với tốc độ 17mph khi nổi lên mặt nước. 

Báo Mỹ điểm danh 11 ‘cỗ máy quân sự đáng gờm’ của Nga ảnh 9

Tàu ngầm lớp Borei có một khoang cứu sinh nổi đủ sức chứa thủ thủ đoàn gồm 55 sĩ quan và 52 quân nhân chuyên nghiệp. 

Tàu ngầm lớp Borey có thể mang theo từ 12 đến 16 tên lửa đạn đạo Bulava SLBM  (mỗi quả có trọng lượng 45 tấn).

Trực thăng Mi-28

Trực thăng tiến công Mi-28 do Nhà máy sản xuất trực thăng mang tên M.L. Mil tại Moscow phát triển trên cơ sở trực thăng vận tải-tiến công nổi tiếng thế giới Mi-24 “Cá sấu” (Mỹ và NATO gọi là Hind) và dùng để thay thế Mi-24, làm nhiệm vụ chống tăng-thiết giáp và chi viện hoả lực cho lục quân.

Báo Mỹ điểm danh 11 ‘cỗ máy quân sự đáng gờm’ của Nga ảnh 10

Mi-28 được NATO đặt biệt danh là Havoc "Kẻ tàn phá".

Hệ thống S-300

S-300 (SA-20) được coi là hệ thống tên lửa chống máy bay mạnh nhất thế giới, có thể cùng lúc theo dõi khoảng 100 mục tiêu, và bắn hạ các mục tiêu cách xa 150 km ở độ cao 27 km, với thời gian triển khai cực nhanh (chỉ 5 phút).

Báo Mỹ điểm danh 11 ‘cỗ máy quân sự đáng gờm’ của Nga ảnh 11

S-300 là hệ thống đa chức năng với rất nhiều biến thể có công dụng khác nhau: S-300V sử dụng trong lục quân, S-300F dành cho hải quân, và S-300P dùng cho phòng không. 

Đây cũng là 3 nhánh chính của “gia phả” họ S-300. Các phiên bản cải tiến được trang bị tên lửa khác nhau, trong khi hệ thống radar cũng được “tân trang” để theo kịp những bước phát triển của chiến tranh điện tử.

Theo Theo RIA Novosti
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.