Bảo mật thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

0:00 / 0:00
0:00
TP - Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng (Nam Định), cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được thiết kế, xây dựng ở cấp độ 4 về mức độ đảm bảo an toàn thông tin. Do đó, người dân có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề bảo mật.

Không nên bỏ “quê quán” trên thẻ căn cước

Chiều 22/6, phát biểu thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) cho rằng, chúng ta đang xây dựng chính phủ số, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, đây cũng là xu thế tất yếu toàn cầu. Do vậy, việc áp dụng công nghệ vào thẻ căn cước tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia khi giao dịch dân sự và các hoạt động khác trong đời sống. Bên cạnh đó, việc tích hợp các giấy tờ bằng giấy như Giấy phép lái xe, Đăng ký hết hôn… vào thẻ căn cước là rất hợp lý.

Bảo mật thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tại phiên họp Ảnh: Như Ý

Theo ĐB Dũng, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được thiết kế, xây dựng ở cấp độ 4 về mức độ đảm bảo an toàn thông tin. Do đó, người dân có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề bảo mật. “Thời bao cấp, mỗi gia đình có một sổ hộ khẩu, ai cũng sợ mất sổ nên giữ gìn cẩn thận. Nay với thẻ căn cước dù độ bảo mật đã nâng lên nhưng mỗi cá nhân vẫn cần bảo quản thẻ cẩn thận và lưu ý bảo mật thông tin trên thẻ”, ông khuyến cáo.

ĐB Nguyễn Thị Thủy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, cơ bản tán thành dự thảo quy định 24 nhóm dữ liệu công dân được tích hợp vào thẻ căn cước. Song bà cũng băn khoăn ngoài thông tin trên còn thu thập tích hợp cả các thông tin khác của công dân được chia sẻ trên cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành. Do vậy, ĐB đoàn Bắc Kạn đề nghị cân nhắc thêm, vì chuyên ngành rất nhiều như bảo hiểm, y tế, chứng khoán… Ví dụ, Bộ Tài chính ban hành 12 cơ sở dữ liệu chuyên ngành, với các bộ, ngành khác có hàng trăm cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Bà Thuỷ cũng lưu ý, thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư liên quan trực tiếp đến đời sống riêng tư của người dân. Ví dụ, số điện thoại nếu không được quản lý phù hợp sẽ gây phiền phức cho người dân.

Về các thông tin trên thẻ CCCD, dự thảo điều chỉnh bỏ quê hương, quê quán. Tuy nhiên, bà Thủy đề nghị không bỏ thông tin này, vì chỉ cơ quan có thẩm quyền mới được khai thác thông tin trong thẻ căn cước, những đơn vị khác không được khai thác. Vì thế, cần để lại thông tin được thiết kế trên thẻ để nhận diện lai lịch một người.

“Về tên gọi của dự án luật, đa số ĐB nhất trí tên gọi Luật Căn cước nhằm đảm bảo tính bao quát, phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật”- Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nói. Một số ĐB cũng đề nghị giữ nguyên tên gọi Luật Căn cước công dân như hiện nay, ông nói.

Cân nhắc thông tin nghề nghiệp và ADN

Liên quan đến thông tin của công dân, ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, có thể thiết kế lại những khoản trùng lắp, không cần thiết như: nhóm máu, nơi ở hiện tại... Cần quy định cụ thể thông tin nào buộc phải cập nhật và thông tin nào chỉ để áp dụng cho những trường hợp cá biệt. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị cân nhắc thông tin nghề nghiệp và ADN. Theo ông, nghề nghiệp có thể thay đổi theo thời gian; còn xét nghiệm ADN tốn kém, không phải ai cũng có thể đi xét nghiệm. Ông cũng đề nghị quy định thông tin cá nhân trong dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu căn cước của cá nhân phải được bảo mật. Qua đó, ngoại trừ các cơ quan bảo vệ pháp luật khai thác khi cá nhân vi phạm pháp luật, các trường hợp còn lại muốn khai thác dữ liệu phải được sự đồng ý của cá nhân người đó, kể cả các cơ quan, tổ chức chính trị. “Cơ quan quản lý phải chịu trách nhiệm về bảo mật. Nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt ra ngoài kẻ xấu lợi dụng ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống của người dân”, ông Hoà nói.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, khẳng định, dự án này là văn bản pháp lý quan trọng trong công tác quản lý dân cư, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự và nhiều tiện ích khác, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Về tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tính khả thi…, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, đa số ĐB nhất trí với ý kiến, chính sách, nội dung lớn quy định trong dự thảo. Về thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu về căn cước kết nối, chia sẻ khai thác thông tin, nhiều ĐB nhất trí quy định này vì cho rằng đây là nhu cầu thiết yếu trong xây dựng Chính phủ số, xã hội số…

MỚI - NÓNG
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Ngay từ sáng sớm, khu vực tổ chức concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Vinhomes Ocean Park 3 đã đón một lượng lớn khán giả tập trung, háo hức chờ đến giờ check-in. Người hâm mộ đã sẵn sàng cho một bữa tiệc âm nhạc bùng nổ, “thủng nóc, bay trần, tung trời” cùng 33 Anh tài, ban tổ chức và nhà đồng đầu tư – ngân hàng Techcombank.
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.