Báo giới quốc tế nói gì về APEC 2017?

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay tại buổi chụp ảnh lưu niệm trong Tuần lễ Cấp cao APEC. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay tại buổi chụp ảnh lưu niệm trong Tuần lễ Cấp cao APEC. Ảnh: AFP
TPO - "Các nhà lãnh đạo đã đạt được những tiến bộ đang kể trong việc thống nhất về một hiệp ước mà nhiều người nghĩ rằng đã “chết yểu” sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi TPP hồi tháng 1/2017.", tờ CGTN nhận định.

Trang tin CGTN, kênh tiếng Anh của CCTV (Trung Quốc):

“Vì mục đích chính của APEC là thúc đẩy thương mại tự do, nên việc 11 quốc gia tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cam kết duy trì thỏa thuận được coi là một thành công lớn.

Các nhà lãnh đạo đã đạt được những tiến bộ đang kể trong việc thống nhất về một hiệp ước mà nhiều người nghĩ rằng đã “chết yểu” sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi TPP hồi tháng 1/2017.

Hiện vẫn còn một số công việc cần hoàn thành trong việc đàm phán thỏa thuận, nhưng điều này tốt hơn so với một thỏa thuận được đàm phán một cách vội vàng.”

Tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc):

“Biểu tượng của hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2017 tại Việt Nam cho thấy 21 tia sáng bao quanh vòng tròn, tượng trưng cho tinh thần hợp tác của 21 nền kinh tế thành viên trong khối. Tinh thần đó là điều cần có, đặc biệt khi nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phải vật lộn để hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Năm nay, các nguyên thủ quốc gia tụ họp tại thành phố biển Đà Nẵng của Việt Nam, đúng thời điểm nền kinh tế thế giới chứng kiến sự thay đổi lớn. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự đoán rằng thương mại toàn cầu sẽ phục hồi trong năm 2017.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo APEC vẫn đang phải đối mặt với những tình huống phức tạp không kém các năm trước đó, bởi họ vẫn cần phải đối phó với những thách thức toàn cầu khác nhau nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của khu vực.”

Tờ BBC (Anh) dẫn lời Karishma Vaswani – phóng viên kinh tế tại châu Á:

“Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Trump đã thể hiện rõ ràng quan điểm rằng ông muốn các thỏa thuận thương mại song phương, không phải các thỏa thuận đa phương. Tổng thống Trump muốn mở cửa kinh doanh, nhưng phải theo luật chơi của Mỹ.

Quan điểm này tương phản với bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có nội dung nhấn mạnh sự kết nối và toàn diện. Mỹ là “kiến trúc sư” của nhiều hiệp định thương mại đa phương và tự do với sự tham gia của nhiều nước châu Á. Nhưng với Tổng thống Trump, Mỹ đã từ bỏ vai trò này và nhường chỗ lại cho một quốc gia khác rất sẵn sàng tiếp nhận, là Trung Quốc.”

Tờ CNN (Mỹ):

“Kết quả cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump phản ánh những gì đã xảy ra khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau lần đầu tại Đức hồi tháng Bảy. Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nga cho biết cơ quan này cảm thấy lạc quan rằng quan hệ ngoại giao Nga – Mỹ sẽ đạt được nhiều thành công hơn so với trước đó, nhờ sự thay đổi tại Syria. Tuyên bố chung Nga – Mỹ về vấn đề Syria cho thấy cam kết của hai nước về quá trình hòa giải và hướng tới hòa bình tại khu vực này.”

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.