Sữa học đường - Vì sao nóng chuyện tươi hay bột?

Chính phủ đã quyết định dùng sữa tươi cho chương trình sữa học đường, nhưng vẫn đang có những ý kiến nên dùng sữa tươi hay sữa bột. Mời bạn đọc cùng Tiền Phong nhìn lại toàn diện vấn đề này…
Sữa học đường - Vì sao nóng chuyện tươi hay bột? ảnh 1

Ly sữa học đường cho trẻ nhỏ tiếp tục được tranh luận nên dùng sữa bột hay sữa tươi

Chương trình Sữa học đường được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 (cách nay gần 3 năm). Trong quyết định này, sữa được lựa chọn cho chương trình sữa học đường quốc gia là sữa tươi.

Ngoài ra, sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu trên, Bộ Y tế cũng ban hành tiêu chuẩn tạm thời về sữa tươi học đường (Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016). Ngày 26/11/2018, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có công văn số 7162/BYT-BM-TE gửi ủy ban nhân dân các tỉnh tiếp tục khẳng định: “Sản phẩm dùng trong Chương trình Sữa học đường phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu”.

Sắp ban hành tiêu chuẩn, lại tiếp tục tranh cãi

Từ khi chương trình sữa học đường quốc gia bằng sữa tươi được triển khai, vẫn tiếp tục có những ý kiến đưa sữa bột, thậm chí là sữa đậu nành, bơ, sữa chua… vào chương trình, với sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức.

Sữa học đường - Vì sao nóng chuyện tươi hay bột? ảnh 2 Việc chọn sữa nào cho trẻ đang tiếp tục được bàn cãi

Ngày 25/10/2016 (3 tháng sau khi Thủ tướng quyết định triển khai chương trình bằng sữa tươi), Hiệp hội Sữa Việt Nam (tổ chức của các doanh nghiệp sữa) có công văn số 58/CV-HHS kiến nghị điều chỉnh bổ sung Quyết định 1340, đưa nhóm sản phẩm (sữa bột, sữa chua…) vào phục vụ chương trình Sữa học đường; tổ chức hội thảo về vấn đề này...

Đến ngày 17/9/2018, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ký công văn số 5454/BYT-ATTP gửi Chính phủ đề xuất bổ sung các sản phẩm “sữa dạng lỏng khác” (tức sữa bột pha lại) tham gia chương trình sữa học đường. Công văn này nêu các lý do như tạo rào cản với các doanh nghiệp không sản xuất sữa tươi, nguồn cung sữa tươi còn thiếu…

Sau đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế trả lời. Và như trên đã nêu, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định phải dùng sữa tươi cho học đường.

Tuy nhiên, gần đây, một số ý kiến sử dụng sữa bột cho sữa học đường tiếp tục được nêu tại một số cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia về sữa học đường, trong khi việc thí điểm chương trình sữa học đường sắp kết thúc (năm 2020). Đặc biệt, đây là thời điểm Bộ Y tế sắp ban hành tiêu chuẩn chính thức cho sản phẩm dùng trong chương trình sữa học đường

MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.