TPO - Tình trạng khan hiếm, hết nhiều loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã kéo dài nhiều tháng qua trên địa bàn TPHCM. Hiện toàn thành phố có hơn 33.000 trẻ đang chờ vắc xin TCMR. Thiếu vắc xin khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ mắc các loại bệnh nguy hiểm.
TPO - Ngày 18/9, Bộ Y tế thông tin Đoàn công tác của Bộ Y tế do TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu tại tỉnh Điện Biên. Đến nay tại Hà Giang và Điện Biên đã có 3 bệnh nhân mắc bạch hầu tử vong.
TPO - Số lượng vắc xin ít ỏi TPHCM nhận được cuối năm trước đến nay đã sử dụng hết. Trong khi tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ nhỏ chưa đạt được mục tiêu đề ra thì thành phố lại rơi vào tình trạng hết vắc xin.
TPO - Tổng số 5.140 liều vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván sử dụng cho trẻ do Bộ Y tế phân bổ cho TPHCM chỉ còn hạn sử dụng trong thời gian 22 ngày. Thông tin trên được ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết tại buổi họp báo chiều 1/12.
TPO - Sau nửa năm cạn kiệt vắc xin sởi, đến nay TPHCM tiếp tục rơi vào tình trạng khan hiếm và hết nhiều loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng dù đã nhiều lần đề xuất Bộ Y tế nhưng vẫn chưa nhận được nguồn cung ứng.
TPO - Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin ngừa sởi không đủ bao phủ để đạt miễn dịch cộng đồng, khiến nguy cơ bùng phát dịch đang cận kề. Để ngăn chặn dịch bùng phát, Sở Y tế khuyến cáo phụ huynh có điều kiện nên đưa con đi tiêm vắc xin dịch vụ.
TPO - Vắc xin sởi và DPT trên địa bàn TPHCM đã bị gián đoạn nguồn cung ứng dẫn tới hết hàng từ cuối tháng 8/2022. Tình trạng hết vắc xin đang ảnh hưởng đến hoạt động tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh phổ biến trên nhóm trẻ nhỏ.
TPO - Phụ huynh không cho con tiêm vắc xin ngừa COVID-19 bị lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, căn cứ theo các quy định hiện hành thì chưa đủ cơ sở để lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt đối với hành vi từ chối tiêm vắc xin ngừa COVID-19.
TPO - Ngoài các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng, Sở Y tế TPHCM cho biết, nguồn cung ứng vắc xin sởi đơn và DPT4 đã bị thiếu từ tháng 6/2022.
TPO - Dịch COVID-19 liên tiếp bùng phát trong năm 2021 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ tiêm các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn TPHCM. Tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ không đạt đang gia tăng nguy cơ bùng phát các loại bệnh đã có vắc xin.
TP - Ngày 20/5 Bộ Y tế có công điện gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy, viêm não, bạch hầu, ho gà...
TPO - Chính quyền huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi vừa ra yêu cầu cho gần 400 học sinh nghỉ học, cách ly tại nhà để phòng tránh bệnh bạch hầu lây lan trên địa bàn huyện.
TPO - Sáng 6/9, đại diện Trung tâm Y tế huyện Krông Bông (Đắk Lắk) cho biết, trên địa bàn ghi nhận 1 ca đầu tiên dương tính với viêm não Nhật Bản B. Đáng nói, huyện này đang có số ca mắc bạch hầu nhiều nhất tỉnh.
TPO - Sáng 5/9, hàng nghìn học sinh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tham dự lễ khai giảng năm học mới. Do trên địa bàn đang có dịch bạch hầu, COVID-19 diễn biến phức nên các trường tổ chức lễ khai giảng ngắn gọn.
TPO - Ngày 4/6, trao đổi với Tiền Phong, ông Đoàn Ngọc Thượng, Phó chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) xác nhận, tại thôn 7, xã Cư Êbua vừa ghi nhận ca nhiễm bạch hầu đầu tiên xuất hiện ở thành phố.
TPO - Chiều 15/8, bác sĩ Trần Thị Thúy Minh, Trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, bệnh viện đang điều trị cho 10 bệnh nhân mắc bạch hầu, trong đó có 3 bệnh nhân nặng.
TPO - Ngay sau khi được Viện Pasteur TP.HCM thông báo kết quả xét nghiệm PCR của bệnh nhân Giàng Thị H. dương tính với bạch hầu, lực lượng y tế của huyện Đam Rông (Lâm Đồng) cấp tốc băng rừng đi chống dịch ở làng H’Mông 4 không: Không có điện, đường, trường, trạm.
TPO - Ngoài COVID-19, Đắk Lắk đang có dịch bạch hầu hoành hành hơn 1 tháng qua đe dọa đến tính mạng người dân. Ngành y tế buộc phải lên phương án tiêm chủng an toàn trong lúc thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh.
TPO - Ngoài việc thực hiện những biện pháp phòng chống dịch COVID-19, cả hệ thống chính trị và người dân Gia Lai đang phải đối mặt với bệnh tay chân miệng, bạch hầu.
TPO - Một học sinh lớp 8 ở Bình Phước được xác định dương tính với bệnh bạch hầu. Đây là trường hợp đầu tiên ở địa phương này kể từ khi loại dịch này bùng phát ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên.
TPO - Ngày 24/7, ông Êban Thanh Sơn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đắk Nông (CDC Đắk Nông) cho biết, địa phương này vừa ghi nhận thêm 2 ca nhiễm mới, nâng số ca bị bạch hầu tại đây lên con số 36 ca.
TPO - Chiều 22/7, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 3 ca mắc mới, nâng tổng số người dương tính với vi khuẩn bạch hầu lên con số 22.
TPO - Huyện Đoàn M’Đrắk đã tái khởi động chương trình ATM gạo lưu động “San sẻ yêu thương” nhằm hỗ trợ người dân đang bị cách ly để phòng chống dịch bệnh bạch hầu.
TPO - Sáng 16/7, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, thai phụ dương tính với bạch hầu đang điều trị tại bệnh viện đã sinh con đầu lòng. Đây là chuyện hy hữu chưa từng có ở Đắk Lắk.