Theo bác sĩ Trịnh Tất Thắng cả 3 cơ sở của bệnh viện này đều không đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của người dân, từ diện tích, đến cấu trúc xây dựng, cơ sở vật chất. “Điều này gây khó khăn cho việc triển khai các kỹ thuật mới và hiệu quả trong phục hồi chức năng tâm thần cũng như triển khai các đơn vị điều trị tâm lý, tâm vận động, kích thích từ xuyên sọ...”- bác sĩ Thắng nói.

Người đứng đầu bệnh viện thâm thần cho biết dù lượng bệnh nhân tăng cao nhưng thu nhập không tăng lên là bao, vì cơ sở hạ tầng ọp ẹp, chưa mở rộng được các loại hình dịch vụ nhằm phục vụ cho bệnh nhân , thân nhân bệnh nhân để tăng thu nhập, trong khi nguồn ngân sách nhà nước thì cắt giảm khiến đời sống của cán bộ, nhân viện ở đây càng thêm khó khăn.
“Hiện thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện này chỉ có 3 triệu đồng/ tháng. Trong năm 2015 ngân sách TP cấp được hơn 55 tỷ đồng, năm 2016 cấp được hơn 51 tỷ đồng nhưng đến năm 2017 lại chỉ còn 39 tỷ đồng. Trong khi đó, nguồn thu của bệnh viện không tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2015 thu được hơn 192 tỷ đồng thì năm 2016 thù được 214 tỷ đồng, 2017 được hơn 231 tỷ đồng”- bác sĩ Thắng dẫn chứng và cho biết hiện cả 3 cơ sở chỉ có 61 bác sĩ mà từ nay đến năm 2020 sẽ có tới hơn chục bác sĩ nghỉ hưu.
Theo ông Thắng không biết kiếm đâu ra người để làm việc với mức lương như hiện nay trong khi bệnh nhân bị trầm cảm, tâm thần phân liệt... đến khám, điều trị tăng khoảng 15% mỗi năm với khoảng 800 lượt/ngày.