TP - Shark Tank (Thương vụ bạc tỷ) là chương trình về kinh doanh khởi nghiệp hấp dẫn đối với giới trẻ trong mấy năm gần đây. Sự cuốn hút không chỉ đến từ những màn gọi vốn gay cấn của các start-up mà còn bởi sự xuất hiện của các “cá mập” lão làng trong giới kinh doanh. Tuy nhiên, thời gian gần đây không ít “cá mập” lại nổi tiếng theo một cách khác: Dính vào các vụ lùm xùm.
TPO - Sau khi có kết luận điều tra của C03 Bộ Công an, căn cứ các quy định pháp luật, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã cho thông quan trở lại 18 container hàng hóa của Cty Tập đoàn Asanzo.
TPO - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, vụ mấy xe ô tô nhập khẩu dính đường lưỡi bò, có tới 5 Nghị định có thể xử lý được vấn đề này. Tuy nhiên, sau khi họp, các bên thống nhất chọn phương án tịch thu vì vi phạm chủ quyền quốc gia.
TPO - Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, đối với vụ Asanzo, Chính phủ rất kiên quyết, chỉ đạo các lực lượng chức năng làm đúng luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.
TPO - Hôm nay 30/10, Tổng cục Hải quan phải tổng hợp gửi báo cáo kết luận điều tra cuối cùng liên quan tới Cty CP Tập đoàn Asanzo. Phóng viên Tiền Phong đã liên hệ để hỏi vấn đề này.
TP - Ngày 28/10, các bộ ngành, cơ quan chức năng thảo luận về các dấu hiệu sai phạm như lừa dối người tiêu dùng, trốn thuế, giả mạo nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết đề nghị các bên sớm gửi lại văn bản báo cáo để tổng hợp, gửi Thủ tướng kết luận cuối cùng vào ngày 30/10.
TPO - Theo đại diện Tổng cục thuế, Asanzo có 3 dấu hiệu vi phạm thuế chính, đã bị phạt và truy thu tổng tiền thuế hơn 47 tỉ đồng. Cơ quan thuế đã củng cố toàn bộ hồ sơ này chuyển sang phòng an ninh kinh tế của Công an TP HCM để tiếp tục điều tra khởi tố.
TPO - Đại diện các bộ ngành, cơ quan điều tra thảo luận, làm rõ những sai phạm của Cty CP Tập đoàn Asanzo. Trong đó có các dấu hiệu sai phạm về sở hữu công nghiệp, xuất xứ hàng hóa, trốn thuế, lừa dối người tiêu dùng.
TP - Mới đây, Cục Thuế TPHCM đã ra quyết định phạt, truy thu 68 tỷ đồng tiền thuế của Công ty Cổ phần tập đoàn Asanzo, và chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm cho cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự.
TPO - Theo nhiều thông tin lan truyền trên mạng, Cục Thuế TPHCM đã ra quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm của Công ty Cổ phần tập đoàn Asanzo (MST: 0314074316) cho cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự.
TPO - Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Hợp đồng hợp tác giữa Asanzo với Sharp Roxy Hong Kong không ghi thời hạn à?”, ông Tam trả lời: “Có, vẫn còn chứ. Ý tôi muốn giải thích vì sao chúng tôi định nghĩa “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” là có lý do. Chúng tôi đang xác nhận lại. Không hiểu Tập đoàn Sharp có ý đồ gì khi ra thông cáo báo chí như trên”.
TP - Cùng với việc tuyên bố “được minh oan” và công ty đã sản xuất trở lại từ ngày 17/9, đại diện Asanzo cho rằng, 89 ngày bão táp qua đã khiến công ty bị thiệt hại 1.000 tỷ đồng. Trong khi đó, các cơ quan quản lý nói vẫn chưa có kết luận cuối cùng và đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ.
TPO - Cùng với việc tự tổ chức họp báo để tuyên bố “được minh oan” và công ty sản xuất trở lại bắt đầu từ ngày hôm nay (17/9), đại diện Asanzo cho rằng, 89 ngày bão táp qua đã khiến công ty bị thiệt hại 1.000 tỷ đồng. Công ty cũng đang rất mong chờ các bộ ngành công bố kết quả cuối cùng để an tâm sản xuất.
TPO - Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ông Đàm Thanh Thế tỏ ra rất ngạc nhiên, khi được PV Tiền Phong thông tin về việc Công ty CP Tập đoàn Asanzo mời báo chí họp báo lúc 10h ngày 17/9.
TP - Lợi dụng sự thông thoáng trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp (DN) dùng “tiểu xảo” khai sai mã số thuế để trốn thuế. Tuy nhiên, thông qua quản lý rủi ro, hậu kiểm, Hải quan đã truy thu nhiều tỷ đồng tiền thuế, xử phạt hành chính, thậm chí khởi tố điều tra một số doanh nghiệp.
TPO - Theo xác minh của Tổng cục Hải quan, trong số các doanh nghiệp làm ăn với Asanzo đến nay đã có 14 công ty bỏ trốn; 4 công ty không tồn tại địa chỉ theo đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp khác đang hoạt động hết sức “bí hiểm”.
TPO - Dù đã đến hạn – hết tháng 8, song cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa có kết luận điều tra “nghi án Asanzo bán hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam” để báo cáo Thủ tướng. Công ty Asanzo vừa quyết định tạm dừng sản xuất, kinh doanh.
TPO - Chi cục Kiểm tra sau thông quan (Cục Hải quan TPHCM) đã đến trụ sở đăng ký kinh doanh của 16 doanh nghiệp để kiểm tra hồ sơ nhập khẩu, song các doanh nghiệp này đã biến mất khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
TP - Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (389) khẳng định: đơn vị này sẽ làm rõ đúng sai của doanh nghiệp Asanzo và xác định trách nhiệm lực lượng chức năng trong quản lý nhà nước liên quan. Kết luận vụ việc sẽ được công bố ngày 30/8/2019.
TPO - Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã giao Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Bộ Khoa học và Công nghệ... tập trung phối hợp để xác định làm rõ những hành vi đúng sai của doanh nghiệp Asanzo do ông Trương Văn Tam làm chủ - Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế cho biết.
TP - Sáng 25/7, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (Ban 138) và Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ thời gian tới.
TP - Ðại diện Tổng cục Hải quan cho rằng, lỗ hổng pháp luật khiến các doanh nghiệp lách luật để xác nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhằm trục lợi. Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam siết công tác quản lý cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
TPO - Ngày 10/7, theo thông báo vừa được phát đi từ VFF, giải bóng đá hạng Nhì 2019 sẽ không còn gắn liền với tên gọi nhà tài trợ là Asanzo từ giai đoạn lượt về.
TPO - Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), “hàng hóa của Việt Nam", "hàng hóa sản xuất tại Việt Nam” là những khái niệm đến thời điểm này vẫn chưa có quy định cụ thể, rõ ràng nhằm xác định, nguồn gốc xuất xứ.
TP - Trung tướng Lương Tam Quang- Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ vào cuộc xác minh, mở rộng điều tra hàng loạt các vụ án kinh tế, tham nhũng vừa bị phát hiện mới đây, điển hình như: vụ Asanzo; đường dây làm giả xăng A95 liên quan đại gia Trịnh Sướng; vụ cán bộ thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ...
TPO - Trước phản ánh của một số phương tiện truyền thông về việc thương hiệu Asanzo nhập hàng Trung Quốc nhưng dán nhãn Việt Nam, nhiều siêu thị điện máy ngừng kinh doanh các sản phẩm thương hiệu này, thậm chí, có siêu thị còn thu đổi sản phẩm.
TPO - Về việc Asanzo nhập hàng Trung Quốc nhưng dán nhãn xuất xứ Việt Nam, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các cục, vụ, viện trong ngành công thương tiến hành kiểm tra rà soát công tác quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao. Từ đó có những biện pháp cụ thể đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh...