​Hàng loạt doanh nghiệp làm ăn với Asanzo bỏ trốn, hoạt động bí hiểm ​

Công nhân Asanzo lắp đặt tivi
Công nhân Asanzo lắp đặt tivi
TPO - Theo xác minh của Tổng cục Hải quan, trong số các doanh nghiệp làm ăn với Asanzo đến nay đã có 14 công ty bỏ trốn; 4 công ty không tồn tại địa chỉ theo đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp khác đang hoạt động hết sức “bí hiểm”.

Thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho hay, đơn vị này đã tham mưu Bộ Tài chính có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ảnh liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Asanzo.

Tại báo cáo này, Bộ Tài chính đã chỉ ra nhiều dấu hiệu vi phạm và kiến nghị các cơ quan liên quan tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý theo quy định.

Qua xác minh của Hải quan, Công ty CP Tập đoàn Asanzo mã số doanh nghiệp 0314074316, được thành lập và hoạt động từ ngày 20/10/2016 với tên gọi là Công ty CP Tập đoàn Asan, sau đó đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Asanzo.

Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính  là sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện lạnh, thiết bị gia dụng mang nhãn hiệu Asanzo như: Ti vi, máy điều hòa không khí, máy làm mát không khí, ấm siêu tốc, nồi cơm điện, bếp hồng ngoại, máy xay sinh tố,…

Về mối quan hệ giữa Công ty CP Tập đoàn Asanzo với các công ty có chữ “Asanzo”, xác minh cho thấy, từ 1/1/2017 đến 30/6/2019, Công ty CP Tập đoàn Asanzo có quan hệ mua hàng với 58 công ty trong đó có 9 công ty mang tên “Asanzo”.

 Cụ thể: Công ty CP Công nghệ cao Asanzo, Công ty CP truyền thông và giải trí Asanzo, Công ty TNHH Điện lạnh Asanzo, Công ty CP Đầu tư Công nghệ Điện Tử Asanzo, Công ty CP Viễn thông Asanzo, Công ty CP Đầu tư Asanzo, Công ty CP Điện Tử A Sanzo Việt Nam, Công ty TNHH Đầu Tư Sản Xuất Phương Nguyên Asanzo, Công ty TNHH Truyền thông Asanzo.

Qua kiểm tra, xác minh, Hải quan xác định được 58 công ty có hoạt động mua bán linh kiện, hàng hóa với Công ty CP Tập đoàn Asanzo. Qua tra cứu trên Cổng thông tin của Tổng cục Thuế và kết quả xác minh tại UBND Phường nơi đăng ký địa chỉ trụ sở hoặc địa điểm nơi thuê văn phòng, thông tin cụ thể về tình hình hoạt động của các Công ty như sau: 

Có 14 công ty đã bỏ trốn; 4 công ty không tồn tại địa chỉ theo đăng ký kinh doanh; 7 công ty ngừng hoạt động; 1 công ty không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, 32 công ty khác vẫn đang hoạt động nhưng thực tế kiểm tra, xác minh, Hải quan phát hiện các công ty treo biển nhưng không có hoạt động; Địa chỉ đăng ký kinh doanh không có thật; Một số công ty đã không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh nhưng trên Cổng thông tin chưa cập nhật thông tin.

“Có tình trạng qua xác minh chủ nhà khai không cho công ty thuê làm trụ sở nhưng trên giấy phép đăng ký kinh doanh vẫn khai địa chỉ của họ”, Tổng cục Hải quan cho hay.

Qua điều tra, xác minh, Tổng cục Hải quan đã đề nghị cơ quan điều tra khởi tố vụ án "buôn lậu" về việc Công ty Sa Huỳnh khai nhập khẩu hàng hóa là linh kiện dùng để lắp ráp lò nướng thủy tinh nhưng khi kiểm tra phát hiện toàn bộ hàng hóa bên trong container là 1.300 bộ lò nướng thủy tinh nguyên chiếc nhãn hiệu Asanzo có cả phiếu bảo hành in sẵn bằng tiếng Việt: "Asanzo - Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản" kèm số đường dây nóng 18001035; toàn bộ lò nướng trong container không có tem nhãn ghi thông tin xuất xứ. Hiện cơ quan CSĐT Công an TP.Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án “buôn lậu” đối với Công ty Sa Huỳnh này.

Kiểm tra hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu của Công ty CP Tập đoàn Asanzo, Hải quan nhận thấy, từ 20/10/2016 đến 30/6/2019, Asanzo làm thủ tục hải quan nhập khẩu 26 tờ khai hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu 171.636.719 đồng; mặt hàng nhập khẩu để làm hàng mẫu (không thanh toán) gồm bảng mạch điện tử lắp ráp ti vi, cáp tín hiệu, lo go bằng kim loại, tấm LCD mẫu, bo mạch điện tử xử lý tín hiệu ti vi;…Trên tờ khai hải quan khai hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc.

Công ty không phát sinh hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài mà chỉ phát sinh 1 tờ khai hải quan xuất trả “bộ đầu thu khuyếch đại âm thanh nhãn hiệu Asanzo” cho đối tác tại Hồng Kông, Trung Quốc, số lượng 5 chiếc, trị giá 5.825.000 đồng.

Trong một diễn biến khác, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Quản lý thị trường cũng đã có báo cáo, xác minh thông tin liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Asanzo.

Trong danh sách xác minh của lực lượng QLTT có 38 doanh nghiệp.

Kết quả xác minh bước đầu, chi nhánh Công ty TNHH KDDI Việt Nam tại TP HCM có mã doanh nghiệp là 0100971460001 không tra cứu được thông tin doanh nghiệp.

3 doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở không thuộc địa bàn TP HCM là Công ty TNHH POYLINK, mã doanh nghiệp 3702609278; Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Điện tử Asanzo, mã doanh nghiệp 1101873316; Công ty TNHH Lotte Global Logistics Việt Nam, mã doanh nghiệp 1100816121.

Lực lượng QLTT cũng xác minh 7 doanh nghiệp theo danh sách cung cấp từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM và 23 doanh nghiệp theo danh sách cung cấp của Cục Hải quan TP HCM.

Trong số những doanh nghiệp này, có những doanh nghiệp không hoạt động, một số doanh nghiệp không phát sinh giao dịch mua bán sản phẩm liên quan đến hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo... một số doanh nghiệp hoạt động bình thường, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Tổng cục QLTT đã thành lập đoàn công tác, phối hợp với các đơn vị khác tiến hành làm việc, xác minh thông tin tại Công ty CP Tập đoàn Asanzo. Đoàn công tác đã có báo cáo về danh sách các nhà cung cấp hàng hóa, nhà cung cấp vật tư cho Asanzo, danh mục hàng hóa do công ty lắp ráp và danh mục khách hàng của Asanzo.

Đáng chú ý, theo báo cáo, hàng năm Công ty CP Tập đoàn Asanzo chi số tiền rất lớn để mua linh kiện, phụ tùng, trong đó phần lớn liên quan đến mặt hàng ti vi.

Trong đó, năm 2017, Asanzo đã nhập khẩu gần 3 triệu linh kiện, phụ tùng với trị giá lên đến gần 553 tỷ đồng.

Năm 2018, Asanzo tiếp tục mua khối lượng lớn linh kiện, phụ tùng ti vi từ hàng loạt công ty: Công ty TNHH Sản xuất thương mại Lê Sơn, Lê Quang, Gia Bảo, Trần Thoàn, Trường Thiện, Vân Anh, Hưng Thịnh, Thạch Sơn, Xốp Phương Nam, Thương mại Việt Hương, bao bì Phương Nam, Đầu tư Văn Đoàn, Thương mại Nhật Văn, Nghĩa Phát, Xuất nhập khẩu Hồng Diễm, Xuất nhập khẩu Việt Séc.

Tổng linh kiện mà Asanzo nhập trong năm 2018 lên tới hơn 4,52 triệu linh kiện, phụ tùng, với tổng trị giá hơn 1.075 tỷ đồng. Tăng tới 50% số lượng linh kiện, phụ tùng và tăng hơn 94% trị giá so với 1 năm trước đó.

Trong năm 2019, Asanzo đã mua 1,022 triệu linh kiện, phụ tùng, với trị giá 235 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.