TP - Sản phẩm gỗ xuất khẩu trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn bởi hàng hóa giả mạo xuất xứ “Made in Viet Nam” xuất hiện nhiều trên thị trường thế giới, vi phạm các quy định của quốc tế và ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính.
TPO - Trong thông báo gửi tới Báo Tiền Phong, đại diện thương hiệu thời trang Seven.am cho hay, phần lớn sản phẩm của họ được sản xuất trong nước. Công ty chỉ nhập một số lượng nhỏ phụ kiện (túi, ví… nhập từ Trung Quốc) để bán kèm, nên mở ít tờ khai hải quan.
TPO - Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên cơ sở pháp lý, do thiếu quy định pháp luật cụ thể trong việc gắn mác hàng hoá “made in Việt Nam” nên các trường hợp vi phạm thường khó xử lý.
TPO - Theo đại diện Tổng cục thuế, Asanzo có 3 dấu hiệu vi phạm thuế chính, đã bị phạt và truy thu tổng tiền thuế hơn 47 tỉ đồng. Cơ quan thuế đã củng cố toàn bộ hồ sơ này chuyển sang phòng an ninh kinh tế của Công an TP HCM để tiếp tục điều tra khởi tố.
TPO - Theo xác minh của Tổng cục Hải quan, trong số các doanh nghiệp làm ăn với Asanzo đến nay đã có 14 công ty bỏ trốn; 4 công ty không tồn tại địa chỉ theo đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp khác đang hoạt động hết sức “bí hiểm”.
TPO - Dù đã đến hạn – hết tháng 8, song cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa có kết luận điều tra “nghi án Asanzo bán hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam” để báo cáo Thủ tướng. Công ty Asanzo vừa quyết định tạm dừng sản xuất, kinh doanh.
TPO - Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã giao Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Bộ Khoa học và Công nghệ... tập trung phối hợp để xác định làm rõ những hành vi đúng sai của doanh nghiệp Asanzo do ông Trương Văn Tam làm chủ - Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế cho biết.
TP - Hiện nay chưa có tiêu chuẩn sản phẩm được dán nhãn “Made in Viet Nam” nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, phải quy định cụ thể để có thể hỗ trợ sản phẩm trong nước phát triển. Nếu sản phẩm gia công, đóng gói được dán nhãn “Made in Viet Nam” sẽ làm giảm năng suất sản xuất, giảm cạnh tranh.
TPO - Kết luận của đoàn kiểm tra Bộ Công Thương cho thấy, Cty TNHH Khải Đức của ông Hoàng Khải đã có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề dư luận quan tâm là vì sao những chiếc khăn 'lụa không có lụa' kia lại có thể 'qua mặt' các cơ quan chức năng như quản lý thị trường?
TPO - Tổng cục Hải quan đề nghị khi phát hiện có vi phạm về xuất xứ, nhãn hàng hóa, các Cục hải quan tỉnh, thành phố phải báo cáo kèm hồ sơ liên quan về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan).