TPO - Trong thông báo gửi tới Báo Tiền Phong, đại diện thương hiệu thời trang Seven.am cho hay, phần lớn sản phẩm của họ được sản xuất trong nước. Công ty chỉ nhập một số lượng nhỏ phụ kiện (túi, ví… nhập từ Trung Quốc) để bán kèm, nên mở ít tờ khai hải quan.
TPO - Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Tổng cục Hải quan cho rằng, không chỉ SEVEN.am, trước đó Hải quan đã phát hiện, bắt giữ rất nhiều vụ nhập quần áo thời trang từ Trung Quốc về rồi cắt nhãn mác, thay bằng “Made in Vietnam”.
TPO - Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 14 chia thành 5 tổ kiểm tra 5 địa điểm kinh doanh Thương hiệu thời trang SEVEN.Am trên địa bàn Hà Nội sau nghi vấn giả mạo xuất xứ.
TPO - Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đang tạm giữ 10 container xe đạp nghi giả mạo xuất xứ Việt Nam. Kiểm tra hồ sơ, thực tế hàng hóa, gần như 100% xe đạp nhập khẩu từ Trung Quốc, thậm chí cả nhãn mác cũng được dán từ nước ngoài, sau đó đưa về lắp ráp lấy xuất xứ Việt Nam định xuất khẩu đi Mỹ.
TPO - Theo đại diện Tổng cục thuế, Asanzo có 3 dấu hiệu vi phạm thuế chính, đã bị phạt và truy thu tổng tiền thuế hơn 47 tỉ đồng. Cơ quan thuế đã củng cố toàn bộ hồ sơ này chuyển sang phòng an ninh kinh tế của Công an TP HCM để tiếp tục điều tra khởi tố.
TPO - Đại diện các bộ ngành, cơ quan điều tra thảo luận, làm rõ những sai phạm của Cty CP Tập đoàn Asanzo. Trong đó có các dấu hiệu sai phạm về sở hữu công nghiệp, xuất xứ hàng hóa, trốn thuế, lừa dối người tiêu dùng.
TPO - Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ông Đàm Thanh Thế tỏ ra rất ngạc nhiên, khi được PV Tiền Phong thông tin về việc Công ty CP Tập đoàn Asanzo mời báo chí họp báo lúc 10h ngày 17/9.
TPO - Theo xác minh của Tổng cục Hải quan, trong số các doanh nghiệp làm ăn với Asanzo đến nay đã có 14 công ty bỏ trốn; 4 công ty không tồn tại địa chỉ theo đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp khác đang hoạt động hết sức “bí hiểm”.
TPO - Chi cục Kiểm tra sau thông quan (Cục Hải quan TPHCM) đã đến trụ sở đăng ký kinh doanh của 16 doanh nghiệp để kiểm tra hồ sơ nhập khẩu, song các doanh nghiệp này đã biến mất khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
TPO - Quần áo và giày là những thứ bị vứt bỏ nhiều nhất tren thế giới. Nhiều loại quần áo, giày dép giả nhãn mác đến từ Trung Quốc và lừa đảo khách hàng hằng ngày, khắp nơi. Nhưng nay quân đội Mỹ trở thành khách hàng “không ngờ tới” của những đồ giả hiệu này.
TPO - Kết luận của đoàn kiểm tra Bộ Công Thương cho thấy, Cty TNHH Khải Đức của ông Hoàng Khải đã có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề dư luận quan tâm là vì sao những chiếc khăn 'lụa không có lụa' kia lại có thể 'qua mặt' các cơ quan chức năng như quản lý thị trường?
TPO - Tổng cục Hải quan đề nghị khi phát hiện có vi phạm về xuất xứ, nhãn hàng hóa, các Cục hải quan tỉnh, thành phố phải báo cáo kèm hồ sơ liên quan về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan).
TP - Câu chuyện Khaisilk bán khăn lụa Việt Nam “made in China” những ngày qua vẫn chưa hết xôn xao dư luận. Thế nhưng, sự việc của Khaisilk không phải là hãn hữu, bởi thời gian qua, tình trạng hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được một số đối tượng “phù phép” thành sản phẩm của Việt Nam đã bị cơ quan chức năng phát hiện khá nhiều.
TP - Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật, Giám đốc Cty luật hợp danh Đông Nam Á cho rằng, việc bán hàng ghi sai nguồn kéo dài 30 năm, thu lợi lớn và thực hiện tại nhiều cửa hàng của Cty Khải Đức (Khaisilk) gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến uy tín sản xuất tơ sợi của Việt Nam, có dấu hiệu phạm tội lừa dối khách hàng - theo Điều 162 Bộ luật Hình sự.
TP - Hàng loạt cây xăng lậu bị phanh phui gần đây, đặc biệt là vụ Khaisilk bán hàng Việt gắn mác “Made in China” gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vai trò của lực lượng quản lý thị trường. Để những sai phạm này tồn tại, diễn ra thời gian dài mà không hay biết, dường như lực lượng quản lý thị trường chưa làm tròn nhiệm vụ được giao.
TPO - “Vụ Khaisilk đương nhiên có dấu hiệu bao che, tiếp tay của lực lượng chức năng, trong đó có quản lý thị trường”, một cán bộ lãnh đạo Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương chia sẻ.
TPO - Ông Nguyễn Thế Mạnh, Cục trưởng Cục thuế Hà Nội cho biết, chúng tôi đã triển khai ngay chỉ đạo của Tổng cục Thuế về việc kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của Khaisilk ở Hà Nội.
TPO - Theo ý kiến của luật sư, việc bán khăn lụa nhập nhèm xuất xứ cũng như việc thừa nhận 50% hàng từ Trung Quốc của Khaisilk, chưa thể quy vào tội lừa đảo nhưng có thể xem đó là hành vi quảng cáo gian dối hoặc lừa dối khách hàng.
TPO - Liên quan đến việc Tập đoàn Khaisilk bán khăn vừa có mác “Khaisilk – Made in Việt Nam” vừa có mác “Made in China”, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, làm rõ các thông tin trên.
TPO - Sau khi tố sản phẩm khăn lụa mua tại Khaisilk được cho là 'một chiếc khăn, hai nơi sản xuất' gây xôn xao dân mạng, phía khách hàng cho biết đang gửi mẫu khăn này tới viện kiểm định chất lượng.