Ao lấp

Ao lấp
TP - Sau một vài trận mưa rào, đường làng ngõ xóm quê tôi đều ngập lụt. Bọn trẻ con háo hức ra đường té nước, chạy tứ tung đuổi cá, người lớn vác cuốc xẻng đi thông cống. Mấy tiếng sau nước mới kịp rút. Người dân quê tôi chợt nhận ra sự biến mất của những cái ao làng.

Trước đây, những cái ao là nơi giặt giũ, thả rau, nuôi cá. Ngày nay, chức năng ấy không còn phù hợp. Việc giặt giũ và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đã có nước máy hoặc nước giếng khoan; thả rau nuôi cá thì hầu như chỉ phục vụ cho nhu cầu của riêng gia đình, lợi ích kinh tế vô cùng nhỏ bé. Ao làng tôi đang bị lấp đi, trở thành những bãi đất bằng phẳng.

Có gia đình lấp ao để lấy đất làm nhà. Có gia đình biến nó thành vườn trồng hoa màu hoặc cây ăn quả. Số khác thì lấp ao để bán đất. Những cái ao thuộc quyền sở hữu của làng của xã cũng được lấp phẳng chia thành từng mảnh nhỏ đem ra đấu giá. Chỉ một thời gian rất ngắn, những phần ao lấp ấy mọc lên những ngôi nhà ống xinh xắn.

Khi ao còn tồn tại, tình trạng ngập úng chẳng mấy khi xảy ra, lượng nước nhiều bao nhiêu đều được những ao chứa hầu hết. Còn bây giờ, sau mỗi trận mưa, dù có khơi thông cống rãnh thì ngập vẫn hoàn ngập. Vài cái ao làng còn sót lại (nay biến thành những cái rãnh nhỏ) màu nước đen lại vì ô nhiễm. Những ao tù này không hỗ trợ gì cho việc thoát nước mà chỉ khiến cho không khí bốc mùi vào những ngày hè oi bức.

Lũ chúng tôi ngày xưa vào những ngày hè nóng bức thường trốn cha mẹ để đi câu cá. Khi những chú cá đuôi cờ vô tình bị mắc mồi bơi lội trong chiếc xô xinh xắn, cả đám mừng rú.

Thế hệ những đứa em của tôi có lẽ sẽ chẳng bao giờ có được niềm vui như tôi ngày trước bởi không còn bóng dáng những cái ao làng. Có chăng chỉ là niềm vui được nghịch nước trong những ngày xóm làng cùng ngập lụt.

Làng Vị Hoàng có Sông Lấp còn làng tôi thì có ao lấp?! Thầm ước, bao giờ cho đến ngày xưa?   

MỚI - NÓNG
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.