Ăn gì giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông lạnh giá?

Ảnh minh họa từ Internet
Ảnh minh họa từ Internet
TPO - Thực phẩm đặc biệt quan trọng, giúp đảm bảo lượng nhiệt trong cơ thể, giúp máu huyết lưu thông, tránh được lạnh, tăng đề kháng, giảm thiểu bệnh tật.

1. Gừng
Nếu chọn loại gia vị có tác dụng làm ấm cơ thể nhất, các bác sĩ Trung Quốc xếp gừng đứng số 1. Theo Đông y, gừng có vị cay tính ấm, dùng để chống lạnh rất tốt. Gừng còn đặc biệt có tác dụng giúp tiêu hóa, làm tiêu đờm, chống nôn.

Gừng được cho vào thực phẩm cũng là cách hỗ trợ miễn dịch và tăng cường sức khỏe. Canh gừng vốn là một món ăn thuốc trong điều trị cảm cúm của người Trung Quốc. Thời tiết thay đổi, dễ dẫn đến cảm lạnh, có thể lấy gừng tươi, hoặc gừng thái lát nấu canh, có tác dụng rất tốt.

Không chỉ dùng trong đồ ăn, trà gừng hoặc nước gừng nóng cũng giúp cơ thể ấm lên, lưu thông khí huyết và tránh được lạnh.

2. Mật ong
Trong mật ong có nhiều loại đường có cấu trúc hóa học đơn giản, có thể hòa tan trực tiếp vào máu. Vì vậy, mật ong cung cấp năng lượng trực tiếp cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Vào những ngày đông lạnh giá, mật ong có tác dụng không kém gì gừng. Với nguồn năng lượng dồi dào từ mật ong, cơ thể sẽ được giữ ấm.

Hỗ trợ đau họng, tăng cường miễn dịch trong ngày đông lạnh bằng cách uống nước chanh ấm với mật ong mỗi ngày là một lựa chọn tuyệt vời.

3. Gan động vật, cà rốt
Nhiều nghiên cứu cho biết, cơ thể sẽ dễ bị lạnh nếu thiếu chất sắt và một số loại vitamin. Khí hậu lạnh gây ra những thay đổi đáng kể trong quá trình trao đổi chất của con người. Vitamin A và vitamin C có khả năng tăng cường sức đề kháng khi thời tiết lạnh và bảo vệ tốt các mạch máu. Sắt chủ yếu có nhiều trong các loại gan động vật. Vitamin A chủ yếu từ cà rốt, rau xanh đậm. Vitamin C chủ yếu là từ trái cây tươi và rau.

Ăn gì giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông lạnh giá? ảnh 1

4. Hạt hướng dương, hạt vừng
Bác sĩ Đông Y Trung Quốc cho biết, hai loại hạt này có thể cung cấp các yếu tố cần thiết cho cơ thể chống lại mùa lạnh.

Thời tiết lạnh khiến nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu của con người tăng lên. Methionine là một axit amin có hoạt động như một sự chuyển đổi để cung cấp một loạt các nhóm methyl cần thiết để cơ thể thích nghi với cái lạnh. Do đó, lượng methionine hấp thụ nhiều vào mùa đông có từ các loại thực phẩm như mè, hoa hướng dương, các sản phẩm từ sữa, men, rau lá.

5. Thịt  
Protein, chất béo và carbohydrate được gọi là chất dinh dưỡng nhiệt. Do đó, vào mùa đông chúng ta nên tăng lương thực chính và lượng chất béo, để đảm bảo cung cấp protein chất lượng cao. Các loại thịt cừu, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm, chim bồ câu, chim cút và các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo nhất. Các thực phẩm này giúp sản sinh ra nhiều nhiệt, mang lại sự ấm áp cho cơ thể.

Nhiệt độ giảm đột ngột, một số bộ phận cơ thể đặc biệt nhạy cảm với lạnh, nên đặc biệt chú ý để giữ ấm.

6. Tảo bẹ, rong biển
Đây là những món quà từ đại dương. Có thể thúc đẩy tiết hormon tuyến giáp, tạo ra nhiệt.
Trong cơ thể con người, tuyến giáp bài tiết ra một chấtđược gọi là thyroxine, nó có thể đẩy nhanh quá trình oxy hóa của nhiều mô trong cơ thể, tăng năng lực sản xuất nhiệt của cơ thể, nâng cao tỉ lệ trao đổi chất cơ bản, chống lạnh. Trong khi các loại thực phẩm i-ốt chứa có thể thúc đẩy tiết ra Thyroxine. Các loại thực phẩm có chứa Iốt bao gồm: tảo bẹ, rong biển, rau củ, sứa, cải bắp, ngô...

7. Thực phẩm màu đỏ
Theo đông y, màu đỏ thuộc dương, tạng tâm. Những thực phẩm màu đỏ rất giàu năng lượng, có thể giúp cơ thể sưởi ấm trong mùa đông. Những loại rau củ hoặc thịt đỏ giúp tăng năng lượng để cơ thể nóng lên.

Trong những thực phẩm có màu đỏ, có nhiều sắt, khoáng chất, vitamin và protein hữu ích cho cơ thể, làm tăng miễn dịch, khả năng chịu lạnh.

Một số thực phẩm có màu đỏ nên sử dụng trong mùa lạnh là cà chua, cà rốt, ớt, củ cải đỏ,... chứa vitamin A, nhóm B, lycopen, axit amin có tác dụng rất lớn làm ấm cơ thể.

MỚI - NÓNG