BrahMos chuẩn bị được phóng thử từ tàu ngầm. |
Đối tác phát triển NPO Mashninostroyenie của Nga cho biết hôm thứ Sáu (12-10).
"Chúng tôi cần một vụ phóng thử nghiệm vào cuối năm nay", Phó Tổng Giám đốc công ty NPO Mashninostroyenie, ông Alexander Dergachev nói. "Một quyết định sẽ được đưa ra về việc loại vũ khí này có thể được chấp nhận để đưa vào phục vụ trong Hải quân Ấn Độ hay không, điều này sẽ phụ thuộc vào kết quả bắn thử sắp tới", ông Dergachev nói.
"Một tàu vận tải đã được lựa chọn làm mục tiêu bắn, các cuộc thử nghiệm sau đó sẽ được tiếp tục", ông Dergachev nói.
Liên doanh phát triển tên lửa BrahMos giữa Nga và Ấn Độ được thành lập từ năm 1998, sản xuất 3 biến thể tên lửa BrahMos dựa trên loại tên lửa hành trình siêu âm NPO Mashinostroyenie 3M55 Yakhont (NATO SS-N-26) đang được sử dụng trong các Lực lượng Vũ trang Nga hiện nay.
Lục quân Ấn Độ đã được cung cấp biến thể tên lửa BrahMos phóng từ mặt đất trong khi hải quân cũng đã trang bị biến thể chống tàu cho 10 tàu chiến của họ. Lực lượng Không quân Ấn Độ cũng sẽ sử dụng loại vũ khí này và trang bị cho 42 chiến đấu cơ nâng Sukhoi Su-30MKI nâng cấp (hay còn gọi là Super Sukhoi).
Biến thể hàng không BrahMos cũng sẽ được thử nghiệm vào cuối năm 2012. |
Dự kiến việc thử nghiệm biến thể tên lửa BrahMos phóng từ trên không cũng sẽ được thực hiện vào cuối năm 2012 - theo Bộ Trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho biết tại New Delhi trong đầu tuần này.
"Tên lửa có tầm bắn 300 km (180 hải lý) và sẽ được phóng theo chiều thẳng đứng bằng một máy đẩy khí ở trong container phóng của nó, máy đẩy khí này sẽ phóng tên lửa ra khỏi tàu ngầm bằng áp lực khí , sau đó tên lửa sẽ đạt được vận tốc Mach 2", ông Dergachev nói.
Hồi đầu tuần, tờ Izvestia của Nga trích dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng cũng nói rằng, Ấn Độ đã nâng cấp tên lửa siêu âm BrahMos của họ bằng cách cài đặt hệ thống dẫn đường vệ tinh tiên tiến từ 2 loại tên lửa hành trình tầm xa chiến lược Kh-555 và Kh-101 và bổ sung thêm công nghệ GPS-GLONASS cho nền tảng dẫn đường quán tính-doppler đang tồn tại.
Trường Sơn