Ai dễ mắc ung thư dạ dày, đại tràng?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Ung thư đường tiêu hóa đứng thứ 3 trong các loại ung thư gây tử vong trên thế giới. Vậy làm thế nào để biết ai là người có nguy cơ cao mắc căn bệnh nguy hiểm này?

PGS.TS. Vũ Hồng Thăng, Phó trưởng Khoa điều trị nội 4, Bệnh viện K; Phó trưởng bộ môn Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội, có rất nhiều nguy cơ có thể dẫn đến mắc ung thư đường tiêu hóa nhưng người ta hay nói đến chế độ dinh dưỡng không hợp lý như ăn nhiều thịt đỏ, thịt cháy, ít chất xơ...; những người mắc các bệnh mạn tính cũng có nguy cơ cao trong đó phải kể đến người bệnh viêm loét dạ dày mạn tính, viêm đại trực tràng mạn tính, bệnh Cohn, bép phì.

Nhấn mạnh phải kể đến sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá... là những yếu tố dễ dẫn đến ung thư thực quản và dạ dày. Một vấn đề thường thấy là những người mắc bệnh lành tính  polyp, trước đây có thể gặp polyp ở thực quản,  polyp dạ dày,  trong đó đặc biệt là  polyp trong đại trực tràng... là yếu tố nguy cơ cao dễ dẫn đến ung thư.

Một số người bệnh có tiền sử ung thư  (ung thư vú, buồng trứng,...) sẽ có nguy cơ cao ung thư đường tiêu hóa. Đối với những người trong gia đình có tiền sử người thân bị ung thư đường tiêu hóa thì cũng có nguy cơ cao hơn.

Theo PGS - TS Vũ Hồng Thăng, phần lớn ung thư đường tiêu hóa phát triển từ polyp, người đã điều trị ung thư, có polyp tuyến dễ mắc ung thư, đặc biệt có u tuyến trước 60 tuổi.

Đối với người bệnh đã điều trị ung thư thì cần soi kiểm tra phần còn lại xem có polyp hay ung thư phần đại tràng còn lại hay không.

Đối với người có tiền sử gia đình gồm có bố mẹ, anh chị em ruột, con có người mắc bệnh ung thư đại trực tràng thì nên soi kiểm tra đại trực tràng bằng ống mềm cứ 3-5 năm/ lần cho các thành viên trong gia đình có tuổi đời trẻ hơn 10 tuổi tính từ người bệnh trẻ nhất trong gia đình, có thể người từ tuổi 40 trở lên.

Nên sàng lọc từ tuổi 50 trở lên, còn người dưới 50 tuổi nếu có thiếu máu, đại tiện phân lẫn nhầy máu thì cũng cần đi soi sớm.

Tuy nhiên, người tuổi đối đời trên 75 mà đã soi trước đây bình thường thì không cần sàng lọc tiếp. Người đã có polyp nhỏ đã cắt bỏ thì nên định kỳ sau 5-10 năm, còn đã cắt polyp lớn thì soi lại sau cứ 3 năm.

Một số biện pháp đang sử dụng hiện nay để phát hiện sớm bao gồm tìm máu tiềm ẩn trong phân, soi đại trực tràng, chụp cắt lớp vi tính dựng hình ảnh.

Còn tầm soát ung thư dạ dày thì nên kiểm tra tình trạng có nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori và điều trị sớm, thử pepsinogen trong máu, soi dạ dày tuổi 40, khi điều trị bệnh lý dạ dày trước đây.

MỚI - NÓNG