Bông cải xanh: Sulforaphane khuyến khích sản xuất các enzym bảo vệ mạch máu, và làm giảm số lượng của các phân tử gây tổn thương tế bào - gọi là Reactive Oxygen Species (ROS) - lên đến 73 %. Những người bị bệnh tiểu đường có đến năm lần nhiều khả năng phát triển bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ - cả hai đều được kết nối với các mạch máu bị hư hỏng. Ăn bông cải xanh có thể giúp đảo ngược một số thiệt hại này.
Cải bó xôi: Tiến sĩ Vishal Chopra thuộc Bệnh viện LH Hiranandani (Ấn Độ) khuyên bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều loại cải, chẳng hạn như cải bó xôi. Ông cho rằng loại cải này rất giàu chất xơ nên có thể giúp lượng đường trong máu không bị tăng cao. Ngoài ra, cải bó xôi còn là nguồn cung cấp chất sắt, calcium và vitamin C dồi dào.
Các loại thực phẩm giàu a-xít béo omega-3 như thịt gà, cá, quả bơ… không làm tăng đường huyết. Ngược lại, chúng cung cấp nhiều chất béo có lợi và cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, thực phẩm giàu omega-3 còn chứa nhiều khoáng chất như ka-li và magnesium.
Quế: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát.
Nghệ: Các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng chất curcumin (một chất tìm thấy trong củ nghệ) có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường cũng như hỗ trợ trong việc điều trị bệnh lâu dài cho người bệnh.
Quả óc chó: Sự kết hợp của các chất béo không bão hòa đa như axit alpha-linolenic, L-arginine, omega-3, có thể ngăn chặn và đẩy lùi sự tiến triển của các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh tim. Óc chó cũng là món ăn nhẹ chứa ít calo giúp bạn no lâu và kiểm soát cơn đói hiệu quả.
Quả việt quất: Các chất xơ không tan trong quả việt quất giúp loại bỏ chất béo ra khỏi cơ thể. Chất xơ hòa tan cải thiện lượng đường trong máu. Trong một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, những người tiêu thụ 2 cốc nước ép việt quất mỗi ngày trong 12 tuần có thể giảm lượng đường trong máu, điều trị trầm cảm và cải thiện trí nhớ.
Khoai lang: Chỉ số đường huyết của khoai lang là thấp. Hơn nữa, khoai lang còn chứa magiê, kali, vitamin C, beta carotene và chất xơ... những chất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường. Những bệnh nhân tiểu đường cần tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để chúng được hấp thụ từ từ, giúp ổn định mức insulin và tránh ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ngay lập tức.
Nghiên cứu tại Đại học Vienna (Áo), đã tìm hiểu phương thức hoạt động và tính hiệu quả của Caiapo từ khoai lang. Thử nghiệm được tiến hành trên những người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 với liều dùng trong vòng 12 tuần.
Kết quả cho thấy, khi điều trị bằng caiapo chiết từ khoai lang đã làm giảm lượng hemoglobin A-1c (HbA1c) là yếu tố chỉ định lượng đường dư thừa trong máu. Lượng đường máu ở nhóm sử dụng Caiapo từ khoai lang giảm hơn nhiều, lượng cholesterol trong máu cũng giảm.