Người tiểu đường nên chăm sóc răng cẩn thận

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Anh Pham Văn Mạnh (50 tuổi ở Q.5, Tp.HCM) mắc bệnh tiểu đường đã 6 năm. Mặc dù vẫn uống thuốc đều đặn theo sự hướng dẫn của bác sĩ, nhưng lượng đường trong máu vẫn cao. Nhưng sau khi anh nhổ bỏ 2 cái răng sâu thì lượng đường trong máu đã giảm đi trông thấy.

Với trường hợp của anh Mạnh trên, BS. Ngô Thế Phi (Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Thủ Đức, Tp.HCM) cho biết: Khi những người mắc bệnh tiểu đường bị sâu răng, mà nhất là chân răng mưng mủ, thì lượng đường trong máu thường sẽ tăng lên, lại khó khống chế được ở phạm vi bình thường.

Người bệnh ngoài việc phải chú ý uống thuốc để khống chế lượng đường huyết, khi đường huyết tăng cao, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm sút và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, nếu không được chăm sóc răng miệng tốt, vi khuẩn trong miệng sẽ phát triển nhanh và gây ra viêm lợi, nha chu và viêm tủy răng. Vì trong miệng luôn có hàng trăm loại vi khuẩn, lượng vi khuẩn trong miệng sẽ phát triển theo tỷ lệ thuận với lượng đường huyết.

Trong đó có những loại vi khuẩn có thể sản sinh độc tố. Những độc tố này sau khi đi vào máu sẽ phá hoại sự hình thành insulin, khiến cho lượng đường trong huyết tăng lên. Điều này chính là nguyên nhân gây ra nhiều rắc rối cho răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường. Rắc rối này thường xảy ra ở những bệnh nhân tiểu đường không chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng.

Những chỉ dẫn cần thiết

Điều chỉnh lượng đường huyết: Là biện pháp giúp ngăn chặn các căn bệnh về lợi. Hãy chú ý thực hiện đúng những chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh nhằm kiểm soát đường huyết luôn ở mức cân bằng và an toàn.

Tuân thủ những hướng dẫn chung về vệ sinh răng miệng: Bạn cần thực hiện nghiêm chỉnh những nguyên tắc cơ bản về chăm sóc răng miệng như đánh răng mỗi ngày ít nhất hai lần, dùng chỉ nha khoa ít nhất mỗi ngày một lần để lấy sạch những mảnh thức ăn thừa còn bám ở những chỗ mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch được. Có thể dùng thêm nước súc miệng nhằm loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn trú ẩn trong khoang miệng và ở những kẽ răng.

Khi lấy vôi và làm sạch răng: Hãy cho nha sĩ biết bạn đang bị tiểu đường. Nếu phải tiến hành những phẫu thuật về răng, bạn nên thảo luận kỹ với nha sĩ để có cách chữa trị tốt nhất, tránh trường hợp bị nhiễm trùng. Trong trường hợp cần nhổ răng hay làm những thủ thuật về răng, đường huyết của bạn phải ổn định để tránh tai biến.

Thường xuyên theo dõi và kiểm tra lợi: Khi có bất kỳ những dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào ở lợi, bạn phải nói ngay với nha sĩ để được kiểm tra và chữa trị kịp thời. Cũng như răng, lợi cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên.

Bỏ thuốc lá: Bện nhân tiểu đường hút thuốc làm tăng nguy cơ có hại về sức khỏe theo cấp số nhân. Do đó, bỏ thuốc lá là một hành động góp phần cải thiện đáng kể cho sức khỏe của chính bạn.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.