8 thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh cúm thời tiết chuyển mùa

8 thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh cúm thời tiết chuyển mùa
TPO - Sang mùa lạnh, thời tiết bắt đầu hanh khô và đó cũng là lúc các loại virus cúm phát triển mạnh, bệnh cúm gia tăng. Vậy chúng ta nên phòng ngừa bệnh cúm như thế nào?

Dưới đây là tám loại thực phẩm để ngăn ngừa bệnh cúm vào mùa đông.

1. Rau diếp cá
Rau diếp cá có tên khoa học là Houttuynia có thể tăng cường chức năng kháng khuẩn của bạch cầu, điều trị tốt một số bệnh đường hô hấp và các bệnh viêm. Houttuynia cũng có thể cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, có thể gây ức chế vi sinh vật gây bệnh cúm.

2. Cà rốt
Loại củ này giàu β-carotene có lợi cho cơ thể người. Beta-carotene là một chất kích thích miễn dịch thúc đẩy sức đề kháng của cơ thể đối với các bệnh do vi khuẩn và bệnh truyền nhiễm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự gia tăng lớn các tế bào miễn dịch sẽ tiêu tốn nhiều beta-carotene. Vậy khi ta ăn cà rốt thì các tế bào miễn dịch trong cơ thể được tăng lên, khi đó cơ thể chúng ta sẽ có đủ sức đề kháng để chống chọi với virus cúm.

3. Mận
Mận có tính diệt trùng cao, do mận chứa axit malic, axit succinic,... có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả. Do đó, virus cúm khó có thể xâm nhập được vào cơ thể.

4. Quả hạnh nhân
Các nghiên cứu đã khẳng định rằng, trong quả hạnh nhân chứa rất nhiều vitamin E. Chúng ta nên thường xuyên ăn những thức ăn chứa nhiều vitamin E như: hạnh nhân, mạch nha và nhiều loại rau màu sẫm, đặc biệt trong mùa “cúm”.

5. Chuối
Chuối chứa nhiều vitamin B6 giúp chống lại chứng bệnh viêm, cải thiện hệ miễn dịch. Khi ta kết hợp chuối với bột mạch nha thì hiệu quả phòng chống cũng như chữa trị cúm sẽ được tăng lên. Các nghiên cứu cho thấy chuối có thể làm tăng bạch cầu, cải thiện chức năng hệ miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể, đặc biệt đối với bệnh nhân là người cao tuổi rất hiệu quả.

8 thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh cúm thời tiết chuyển mùa ảnh 1 Ảnh minh họa từ Internet
6. Thịt nạc
Thịt nạc, gia cầm, cá,.. là các loại thực phẩm có chứa chất đạm cao và giàu canxi, sắt, magiê, kẽm và các chất dinh dưỡng khác. Chất sắt dễ hấp thụ, nếu cơ thể con người duy trì được mức độ sắt tốt thì có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

7. Tiêu
Tính nóng của tiêu có thể kích thích sự thèm ăn, thúc đẩy nhu động dạ dày ruột, làm tăng hoạt tính của amylase, thúc đẩy tuần hoàn máu và sự trao đổi chất,làm ấm phổi. Khi bạn thấy lạnh và nghẹt mũi, hãy sử dụng thêm chút tiêu khi nấu ăn. Chất capsaicin trong tiêu có thể làm giảm dịch nhầy của mũi và tiêu diệt các loại vi khuẩn trong các khoang mũi, để mũi chúng ta thông thoáng hơn. Do hạt tiêu có tính "nóng", nên khi sử dụng chúng ta dễ bị táo bón, loét miệng,.... Vậy chúng ta nên sử dụng vừa phải.

8. Khoai lang
Khoai lang rất giàu tinh bột và các nguyên tố vi lượng như carotene, kali, sắt... giúp cơ thể thêm năng lượng để chống lại các virus gây bệnh.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.