Dưới đây là 4 trong số nhiều công nghệ làm răng mới nhất:
Thế hệ bàn chải sử dụng năng lượng mặt trời
Do công ty Shiken (Nhật) sản xuất, loại bàn chải có tên Soladey-J3X gồm một tấm pin mặt trời ở đế có khả năng truyền các electron tới đầu của chiếc bàn chải thông qua một dây chì. Các electron phản ứng với acid trong miệng, tạo ra một phản ứng hóa học làm phá vỡ các mảng bám và tiêu diệt vi khuẩn.
Thử nghiệm trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn gây ra bệnh nha chu đã chứng tỏ bàn chải có thể “hạ gục” các tế bào vi khuẩn. Không cần kem đánh răng, loại bàn chải này có thể hoạt động với nguồn năng lượng tương đương lượng ánh sáng dùng cho một chiếc máy tính chạy bằng năng lượng mặt trời. Sáng chế này của các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa trình bày tại Hội nghị Nha khoa Thế giới do FDI tổ chức tại Dubai.
Niềng răng “vô hình”
Từ sáng chế của NASA với niềng răng trong suốt được làm từ alumin đa tinh thể mờ (TPA), nhằm bảo vệ các ăng ten hồng ngoại của các tên lửa thăm dò nhiệt. Cùng đó, Unitek đã phát hiện rằng vật liệu TPA đủ cứng để làm niềng răng và độ trong của nó giúp người đeo đủ tự tin, và nó trở nên phổ biến, giải tỏa tâm lý e ngại về miệng “đầy kim loại”.
Sẽ không còn răng giả?
Răng có thể được mọc mới trong miệng bệnh nhân. Thử nghiệm của Đại học Tự nhiên Tokyo, Nhật bản khi tiến hành trên chuột, họ tách từ các bào thai chuột ra 50.000 tế bào thân rồi từ đó làm nên các răng. Sau vài tuần răng được “nuôi” lớn dần trong chất tạo keo.
Kết quả là mọc lên mầm răng kích cỡ gần nửa mm. Mầm răng này được cấy vào một con chuột lớn và sau 37 ngày, răng đã mọc lên từ lợi. Trong vòng 50 ngày, chuột có thể nhai mọi thứ về răng mới mọc.
Khôi phục răng hư tổn nhờ tấm phim nano
Các nhà khoa học đã kết hợp giữa một chất được gọi là alpha melanocyte stimulating hormone, viết tắt là alpha-MSH (một loại hormone kích thích tế bào sắc tố) có đặc tính kháng viêm và một loại polymer thông dụng để tạo ra một tấm phim nha khoa có kích cỡ nano.
Sau khi được cấy vào răng, các tấm phim sẽ chống viêm trong các tế bào tủy đồng thời tái sinh những chiếc răng bị tổn thương. Hy vọng việc sử dụng tấm phim nano mới sẽ phần nào thay thế được liệu pháp chữa trị ống chân răng với nhiều ưu điểm hơn. Nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí ACS Nano.