3 nguy hiểm khi bị đầy hơi đừng coi thường

3 nguy hiểm khi bị đầy hơi đừng coi thường
Bạn thường cho rằng biểu hiện của cơ thể khi bị đầy hơi, khó tiêu là do hệ tiêu hóa đang có vấn đề, ăn không tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh bệnh về tiêu hóa, đầy hơi còn có thể là triệu chứng của viêm loét dạ dày, bệnh về gan, đang stress, ...

Stress cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc lo lắng, bạn sẽ "nuốt" rất nhiều không khí mà không biết.

Tình trạng stress thường xuyên cũng làm tăng tiết acid dạ dày, gây viêm loét dạ dày và đầy hơi, khó tiêu.

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Bác sĩ Bùi Hữu Hoàng – Trưởng Phân môn Tiêu hóa - Đại học Y Dược TPHCM - Trưởng Phân khoa Tiêu hóa-Gan mật - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, trong những trường hợp bị các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu nhẹ, bạn có thể sử dụng thử các thuốc giúp điều chỉnh rối loạn vận động hoặc tăng cường vận động dạ dày để giải quyết nhanh chóng các triệu chứng trên.

Tuy nhiên, nếu đầy hơi lặp đi lặp lại thường xuyên và có thêm các triệu chứng gợi ý đến một số nguyên nhân đặc biệt như viêm, loét dạ dày thì bắt buộc bạn phải đi khám bệnh để được chẩn đoán và chữa trị sớm, tránh bệnh tiến triển nặng và gây biến chứng.

Khó tiêu, đầy bụng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý về đường tiêu hóa như các bệnh của hệ tiêu hóa: như viêm loét dạ dày - tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh gan mật.

Các bệnh rối loạn chuyển hóa: như đái tháo đường, cường giáp...

Do dùng thuốc chữa bệnh: như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng viêm, thuốc giãn phế quản...

Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Hiện nay người ta đặc biệt lưu ý về vai trò của loại vi khuẩn này trong bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và chính nó có thể gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng.

Xử trí khi chướng bụng, đầy hơi: Người bệnh cần thiết phải đi khám để tìm ra nguyên nhân.

Thay đổi thói quen ăn uống, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá no, không nuốt vội, tránh những món ăn có khả năng gây đầy hơi.

Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn thức ăn chua, cay, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá.

Ăn nhiều rau xanh như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau muống. Vệ sinh răng miệng hàng ngày tránh để bám các chất cặn bã ở chân răng, trong khoang miệng.

Ngoài bữa ăn có thể dùng tay xoa bóp bụng để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều ngày.

Có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách hợp sinh lý bình thường như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột.

Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn và loại bỏ stress.

Nếu tình trạng chướng bụng, đầy hơi không có xu hướng giảm đi, bạn có thể khắc phục bằng một số cách sau: Uống trà gừng nóng, chiêu từng ngụm nhỏ hoặc xoa nhẹ nhàng vùng bụng, thoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới rồi quay lại. Có thể bôi bút dầu nóng khi thoa.

3 nguy hiểm khi bị đầy hơi đừng coi thường ảnh 1

Uống nước chanh gừng gồm nước ấm pha với một thìa mật ong, hai thìa nước cốt chanh và vài lát gừng.

Ăn vài lát gừng tươi chấm muối hoặc uống trà nóng pha vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc ăn vài nhánh bạc hà tươi.

Dùng túi chườm ở vùng bụng và bẹ sườn phải (hoặc dùng khăn nóng để chườm).

Theo Theo Lao Động
MỚI - NÓNG