1.200 tỷ đồng đưa nước sạch về giải 'cơn khát' Thủ đô

Đường ống nước Sông Đà giai đoạn II sẽ giúp giải quyết căn bản tình trạng khát nước sạch vào mùa hè tại Thủ đô. Trong ảnh, kỹ sư nhà máy nước Sông Đà đang kiểm tra quy trình sản xuất nước sạch
Đường ống nước Sông Đà giai đoạn II sẽ giúp giải quyết căn bản tình trạng khát nước sạch vào mùa hè tại Thủ đô. Trong ảnh, kỹ sư nhà máy nước Sông Đà đang kiểm tra quy trình sản xuất nước sạch
TP - Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến về việc tiếp tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà giai đoạn 2, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo chủ đầu tư ưu tiên triển khai ngay tuyến ống nước sông Đà thứ 2 nhằm đảm bảo cung cấp ổn định nước sinh hoạt cho nhân dân Thủ đô và vùng lân cận, chủ đầu tư đã khẩn trương triển khai các phần việc có liên quan để thực hiện đồng bộ các hạng mục của dự án.

Với mục đích duy trì cấp nước ổn định của tuyến ống hiện tại và đáp ứng nhu cầu cung cấp ổn định nước sinh hoạt cho nhân dân Thủ đô và vùng lân cận, theo đúng phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ nâng công suất của hệ thống lên 600.000m3/ngày đêm, theo Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Vinaconex Nguyễn Thành Phương, trước mắt trong năm 2015, Chủ đầu tư sẽ tập trung triển khai 21 km tuyến ống truyền tải chính (đường kính 1.800mm) từ Cổng viện phim về đến cầu chui dân sinh km 9+656 thuộc Phân kỳ 1 của dự án giai đoạn 2 – Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Hà Nội – Hà Đông.

 
Ông Vũ Quý Hà, Tổng Giám đốc Vinaconex cho biết, Tổng công ty chỉ đạo Chủ đầu tư và phối hợp khẩn trương triển khai các phần việc có liên quan để thực hiện đồng bộ hợp lý các hạng mục của dự án như: hoàn tất các thủ tục đầu tư; thu xếp nguồn vốn, công tác khảo sát, thiết kế, bản vẽ thi công và lựa chọn các đơn vị tư vấn, đơn vị cung cấp vật liệu và phụ kiện đồng bộ; công tác tổ chức các mũi thi công và lựa chọn nhà thầu….

Trong đó, Chủ đầu tư cam kết tập trung mọi nguồn lực khởi công dự án, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn, hiệu quả, tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật. Cụ thể, Tổng công ty sẽ triển khai đồng loạt toàn tuyến với 6–8 mũi thi công để sau 12 tháng hoàn thành 21 km tuyến ống - phân kỳ 1 truyền tải trong năm 2015, dự kiến bổ sung thêm khoảng 40 nghìn m3 nước sạch/ngày đêm về trung tâm thành phố, đáp ứng nhu cầu bức xúc về thiếu nước và đảm bảo an ninh cấp nước cho Hà Nội. Các hạng mục tuyến ống còn và công trình sẽ tiếp tục được đầu tư từ 2016 đến 2019 theo đúng tiến độ trong quy hoạch cấp nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hiện tại, Chủ đầu tư đang tiến hành lựa chọn đơn vị khảo sát địa chất, địa hình và thiết kế trước mắt cho các hạng mục cho 21 km tuyến ống truyền tải chính (đường kính 1800mm) từ Cổng viện phim về đến cầu chui dân sinh km 9+656 thi công trong năm 2015.

Về vật liệu sử dụng trong hệ thống truyền tải, từ kết quả phân tích 4 loại vật liệu (ống nhựa, ống gang dẻo, ống thép hàn xoắn, ống bê tông nòng thép dự ứng lực), Chủ đầu tư đã chọn lựa phương án ống gang dẻo, đây là vật liệu truyền thống có nhiều tính năng kỹ thuật ưu việt, đã được sử dụng trong nhiều dự án cấp nước của Việt Nam;có thời gian thi công ngắn, giúp cho dự án sớm được đưa vào khai thác để tăng sản lượng nước cấp về Thành phố và hỗ trợ nâng cao độ an toàn cho tuyến ống số 1.

Liên quan đến nguồn vốn, Tổng Giám đốc Tổng công ty Vinaconex, ông Vũ Quý Hà cho biết, tổng mức đầu tư cho hạng mục tuyến ống nêu trên là khoảng 1.200 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của doanh nghiệp chiếm 15% (khoảng 180 tỷ đồng), vốn vay 85% (khoảng 1020 tỷ).

“Ngày 14/7, Ngân hàng TM CP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Cầu Giấy đã có văn bản cam kết cho Chủ đầu tư vay 85% vốn để thực hiện dự án với thời gian cho vay dự kiến là 18 năm, thời gian ân hạn bằng thời gian thi công dự án”. Nguồn vốn đầu tư cho các hạng mục còn lại sẽ tiếp tục được thực hiện thông qua nuông vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thực hiện tổng thể cùng với hai dự án lớn về phát triển mạng cấp nước của thành phố Hà Nội sử dụng nguồn nước mặt Sông Đà cũng đang đăng ký vốn ADB.

MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".