Áp huyết ổn định và thay đổi không lớn trong vòng một ngày là hiện tượng tự nhiên. Cao nhất vào các giờ buổi chiều, thấp nhất sáng sớm, khi bạn vẫn còn ngủ. Giá trị của nó biến đổi cả khi thay đổi thời tiết bên ngoài cửa sổ - áp huyết sẽ tăng, khi nhiệt độ xuống thấp; trái lại áp huyết sẽ tụt – khi trời oi bức. Kết quả đo đếm cấu thành từ hai con số: thứ nhất áp huyết tâm thu đo được, khi trái tim co lại để bơm máu đến các động mạch. Con số thứ hai – áp huyết tâm trương, nhỏ hơn, minh họa áp huyết trong các mao mạch vào thời điểm trái tim nở ra – khi nó đựng đầy máu. Sẽ là lý tưởng nếu bạn có kết quả không lớn hơn 129/84 mm Hg (trường hợp phòng bệnh chỉ cần mỗi năm đo một lần). Cần kiểm tra 6 tháng/lần - trường hợp ngấp nghé ngưỡng 139/89 mmgH. Kết quả cao hơn trong vài lần đo tiếp theo có nghĩa: bạn đã bị áp huyết cao.
Tất cả đều có thể điều chỉnh không cần sự trợ giúp của tân dược - cho đến thời điểm vượt chuẩn với mức độ không lớn. Vậy làm thế nào để đối mặt với áp huyết tăng cao? Trong tình huống như vậy có thể uống một ly rượu vang hoặc một chai bia nhỏ? Chuyên gia Tim-mạch nổi tiếng Ba Lan, BS Iwonna Grzywanowska-Laniewska sẽ trả lời hai câu hỏi trên và những thắc mắc khác.
1-Tôi nghe nói, uống thuốc tránh thai hoóc-môn có thể dẫn đến áp huyết cao. Sự thật có phải như vậy?
- Kết quả nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: Sự thật đúng như vậy, song chỉ xảy ra với 5% tổng số người sử dụng và với điều kiện, đối tượng sử dụng liên tục trong nhiều năm. Riêng tôi cho rằng, những chị em thuộc nhóm nguy cơ cao (có người thân trong gia đình bị áp huyết cao) không nên áp dụng giải pháp ngừa thai này. Đối với họ, nếu muốn – an toàn nhất là loại chứa liều estrogen thấp và ngay cả trường hợp này cũng cần kiểm tra áp huyết 6 tháng/lần.
2- Tôi thường tự đo áp huyết. Phần nhiều trong chuẩn mực, song thỉnh thoảng cho kết quả quá cao. Điều đó có nghĩa thế nào, thưa bác sĩ?
- Thực tế có những người thỉnh thoảng áp huyết bất ngờ nhảy vọt, thậm chí không có lý do rõ ràng. Những tín hiệu dễ nhận biết tình trạng đó là: đau đầu và chóng mặt, người “bốc hỏa” hoặc buồn nôn. Nguyên nhân có thể khá nhiều – từ bình thường đến nghiêm trọng. Vì thế tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Sẽ không có lý do e ngại – nếu bác sĩ khẳng định, đó chỉ là phản ứng với sự thay đổi thời tiết bên ngoài cửa sổ, hoặc vì tức giận vu vơ. Khi ấy, chỉ cần uống thuốc an thần có nguồn gốc thảo dược và viên thuốc giảm đau - lúc áp huyết tăng cao. Cũng nên từ bỏ cà phê, nước chè đặc và những loại nước uống có kofeina, bởi chủng có thể làm áp hyết tăng thêm. Cũng nên biết rằng, không hiếp trường hợp áp huyết nhảy vọt vì lý do uống thuốc gì đó không thích hợp hoặc do bệnh tuyến giáp.
3- Cả bà ngoại và mẹ tôi đều là nạn nhân của áp huyết cao. Liệu tôi có bị?
- Áp huyết cao là bệnh có thiên hướng di truyền, và theo huyết thống “bên ngoại”. Vì thế chị nên quan tâm đến tạo dáng của mình và tuyệt đối không hút thuốc lá, bởi cả tình trạng thừa cân và nghiện thuốc lá đều là “đồng minh” của bệnh áp huyết cao. Thêm nữa, cần phải thăm khám thường xuyên. Để đánh giác, liệu áp huyết có duy trì đúng chuẩn, chỉ cần thực hiện trắc nghiệm đơn giản. Trong hai tháng liền cần đo mỗi tuần một lần, tốt nhất sáng sớm ngay khi ngủ dậy và trước bữa sáng, kết quả ghi lại cẩn thận. Sẽ không có lý do e ngại - nếu cả hai thông số đều không vượt ngưỡng 139/84 mm Hg. Sau đó chỉ cần sáu tháng kiểm tra một lần và cứ hai năm – làm lại một lần trắc nghiệm như đã nói. Cần gõ cửa bác sĩ - trường hợp áp huyết vượt ngưỡng 139/84 mm Hg.
4- Áp huyết của tôi vượt ngưỡng chuẩn một chút, liệu thỉnh thoảng tôi có thể uống một chút rượu?
- Tiếc rằng mọi loại rượu đều làm tăng áp huyết. Gần như thấy ngay hiệu ứng và áp huyết cao duy trì trong thời gian dài, thậm chí sau một chai bia. Vì lý do như vậy tốt nhất nên tránh xa mọi loại đồ uống có cồn – nếu bạn bị áp huyết cao hoặc thỉnh thoảng áp huyết “nhảy vọt”.
5- Tôi bị áp huyết cao dạng nhẹ. Tôi ngạc nhiên, bởi thay vì kê đơn chỉ định uống thuốc, bác sĩ tim-mạch chỉ khuyên tôi vận động nhiều hơn. Theo bác sĩ, tôi có thể tham gia những bộ môn thể thao nào?
- Vị chuyên gia đó đã có lý. Nỗ lực thể chất vừa phải, song thường xuyên phát huy tác dụng hạ áp huyết. Dẫu sự thật áp huyết có tăng một chút trong thời gian tập luyện, nhưng ngay sau đó áp huyết bao giờ cũng thấp hơn trước lúc vận động và duy trì ở mức độ đó gần như suốt cả ngày. Vì thế, nếu không duy trì được hàng ngày, tối thiểu cũng cố tham gia hai ngày một lần, mỗi lần 30 phút.
Đối với người áp huyết cao, thích hợp nhất là bộ mon thể thao đòi hỏi nỗ lực thể chất chức năng, tức bôi lội, đi xe đạp, dạo bộ và chạy bộ. Tuy nhiên thời gian đầu nên duy trì liều lượng vận động nhẹ, để không cảm thấy mệt mỏi.
Không được phép tham gia các bộ môn đòi hỏi nỗ lực thể lực quá lớn, như thể dục thể hình, bởi các bài tập đẩy tạ hoặc kéo dây lò xo có thể nguy hiểm đối với người áp huyết cao. Cũng không nên leo núi vì lý do tương tự.
6- Người áp huyết cao có được phép uống cà phê? Đa số bác sĩ cấm, một số không.
- Sự thật, ngay sau khi uống 250 mg cofein, tức tương đương 3 tách nhỏ cà phê, áp huyết tăng lên vài ba mm Hg. Tuy nhiên cơ thể nhanh chóng làm quen và việc uống cà phê thường xuyên với điều kiện vừa phải sẽ không gây ra tai họa. Vậy nên mỗi ngày bạn có thể cho phép mình uống 2-3 tách nhỏ cà phê đen (không quá đặc). Có điều: sau mỗi tách cà phê phải uống thêm một ly nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng không ga.
Nên nhớ, cofein có cả trong nước chè và Coca-cola. Vậy nên nếu đã uống những đồ uống này, nên cắt giảm cà phê.
7- Tôi bị áp huyết cao, song lại buồn ngủ và đau đầu – mỗi khi thời tiết thay đổi. Tôi có thể làm gì?
- Tất cả phụ thuộc vào thực tế: liệu chị có uống thuốc hạ áp huyết? Nếu không – cần pha một tách cà phê đặc và uống vài ly nước khoáng. Thỉnh thoảng, chính lúc cơ thể bị mất nước, chúng ta thường phản ứng với sự thay đổi thời tiết bằng tình trạng suy sụp phong độ.
Trái lại, tình hình sẽ hơi khác một chút ở đối tượng cũng bị áp huyết cao nhưng đã uống thuốc. Khi thời tiết đột ngột thay đổi bắt đầu cảm thấy buồn ngủ - nhất thiết phải lập tức đo áp huyết. Nếu so với thông số bình thường, giá trị áp huyết tâm trương không thay đổi hoặc giảm chỉ vài đơn vị mm Hg, chỉ cấn uống một tách cà phê đặc và vài lý nước đun sôi để nguội. Trường hợp áp huyết giảm đột ngột – cần phải giảm liều thuốc hạ áp huyết: hoặc chỉ uống nửa viên, hoặc uống 12 giờ muộn hơn so với thông lệ. Sau đó cần tham kháo ý kiến bác sĩ. Không loại trừ khả năng phải đối thuốc.
8- Gần đây tôi béo ra. Liệu tôi có bị áp huyết cao giống mẹ ?
- Tiếc rằng, sẽ như vậy. Đặc biệt nguy hiểm là béo phì dạng quả táo, tức mô mỡ dư thừa tích tụ tại vòng hai và mông. Bởi lẽ các cơ quan nội tại, trong đó có tim và hệ mao mạch bị lớp mỡ dầy bao bọc, nên áp huyết cũng tăng cao.
Thực tế cho thấy, béo phì không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của áp huyết cao, mà còn giảm thiểu tính hiệu quả - một khi uống thuốc.
Nên biết, với người thừa cân, để áp huyết hạ 2 mm Hg, chỉ cần giảm 1 kg trọng lượng. Sau khi giảm 10 kg, áp huyết của người béo phì thậm chí giảm tới 10 mm Hg.
9- Thời son trẻ tôi bị áp huyết thấp. Thế nhưng từ khi bước vào tuổi mãn kinh, bác sĩ chỉ định tôi phải kiểm tra áp huyết hàng tháng. Tại sao?
- Nhiều phụ nữ thời trẻ từng bị chóng mặt vì áp huyết quá thấp, nhưng đến tuổi mãn kinh lại bị áp huyết cao. Thậm chí không hiếm trường hợp phái uống thuốc hạ áp huyết. Đó là hậu quả của hiện tượng suy giảm nồng độ estrogen. Trong thời kỳ khi thể chất bắt đầu suy giảm, sức mạnh bảo vệ của hoóc-môn này chấm dứt, vậy nên phong độ của các khí quan và tim đồng loạt xuất đi. Tình huống như thế đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ đã quen với áp huyết thấp. Vì thế vấn đề quan trọng là phát hiện được thời điểm, khi áp huyết tăng vọt trên chuẩn mực. Thỉnh thoảng tình trạng đau đầu và chóng mặt, nhất là khi vừa thức dậy, tối sầm trước mắt, tim đập dồn, ù tai và bốc hỏa – là dấu hiệu cảnh báo.
10- Tôi đang uống thuốc hạ huyết áp. Các loại thuốc bán không cần đơn bác sĩ có thể làm rối loạn tác dụng của thuốc?
- Có, thậm chí cả những những thuốc có nguồn gốc thảo dược cũng nguy hiểm. Một số thí dụ, thuốc có thành phần bào chế từ nhân sâm, tầm gửi, táo gai, tỏi, có thể làm hạ huyết áp. Uống chúng cùng với tân dược mua theo đơn bác sĩ có cùng tác dụng có thể làm trầm trọng tác dụng bất lợi của chúng đối với cơ thể. Khi ấy chúng ta sẽ phản ứng như trường hợp uống thuốc quá liều, tức làm áp huyết tụt quá mức cho phép.
Trái lại áp huyết có thể tăng đáng lo ngại – trường hợp uống thuốc hạ huyết áp đồng thời với các loại thuốc có tác dụng tẩy rửa. Lý do: loại thứ hai tăng cường nhu động ruột – yếu tố cản trở quá trình hấp thụ các loại thuốc khác. Việc uống các loại thuốc cùng chất xơ (thành phần “trói chặt” dược phẩm) cũng gây hiệu ứng tương tự.
Nhìn chung, không được phép tự sử dụng bất cứ loại thuốc nào, trường hợp bị ợ nóng và các loại thuốc dung hòa dịch vị dạ dầy, bởi có thể cản trở nỗ lực điều trị áp huyết cao.
Chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, không được phép uống viên xổ mũi (thí dụ giả efedryn) vốn làm tăng áp huyết, không được phép uống các loại thuốc giảm đau phổ biến, trừ các chế phẩm với paracetamol. Việc cấm chỉ định này liên quan cả các loại thuốc chứa axit acetylosalicylit (thí dụ, aspiryna), ibuprofen, diklofenak và naproksen.
11- Gần đây tôi thường xuyên đo huyết áp. Kết quả: chỉ số “trên” bao giờ cũng cao hơn chuẩn cho phép (trên 150 mm Hg); trong khi chỉ số “dưới” – đúng chuẩn hoặc quá thấp (thỉnh thoảng dưới 80 mm Hg). Liệu tôi có bị bệnh?
- Thỉnh thoảng vẫn gặp trường hợp huyết áp “tự duy trì” không điển hình: giá trị đầu tiên rất cao, trong khi giá trị thứ hai vừa chuẩn hoặc thấp hơn. Đó là dạng bệnh được đặt tên là “áp huyết cao động mạch co thắt”. Cũng cần phải chữa trị như bệnh áp huyết cao “thông thường”.
Vì thế chị cần sớm đi khám. Nguyên nhân có thể vì mao mạch kém đàn hồi do xơ vữa thành mạch hoặc khuyết tật tim (hở van tim).
Theo Hoa Quỳ
Tri Thức Trẻ