Nhiều nghịch lý trong thực hiện chính sách lâm nghiệp

Nhiều nghịch lý trong thực hiện chính sách lâm nghiệp
TP - Đó là vấn đề được nhiều đại biểu, nhà chuyên môn, đại diện ngành chức năng, chính quyền địa phương mổ xẻ, bàn giải pháp khắc phục tại hội thảo “Làm thế nào thu hẹp khoảng cách giữa chính sách lâm nghiệp và thực tiễn”, do Câu lạc bộ Lâm nghiệp tỉnh TT-Huế phối hợp các sở, ngành chức năng tổ chức ngày 23/11, tại TP Huế.

> Lãnh đạo huyện chưa có câu trả lời thỏa đáng
> Ngang nhiên tàn phá rừng phòng hộ

Theo ông Võ Văn Dự, Phó trưởng ban Dân tộc miền núi TT-Huế, mâu thuẫn đang tồn tại khi tài nguyên rừng rất rộng lớn, nhưng nông dân miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn cứ nghèo.

Ông Dự lấy ví dụ, hai huyện Nam Đông và A Lưới chiếm 50% số diện tích đất rừng cả tỉnh TT-Huế, nhưng đời sống người dân địa bàn này lại khó khăn nhất. Nguyên nhân cơ bản là do nông dân, người làm rừng không đủ đất sản xuất để thoát nghèo.

Còn theo ông Hoàng Phụng, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TT-Huế, người dân hoặc cộng đồng dân cư được giao khoán rừng, nhưng do trữ lượng sinh khối kém, rừng nghèo kiệt, nên bà con không thu được nguồn lợi gì để cải thiện đói nghèo, dẫn đến phá rừng tự nhiên để trồng rừng.

“Dân trong vùng sản xuất lâm nghiệp nhưng không có tấc đất nào, trong khi rừng lại tập trung về tay các đại gia và người có chức, có tiền. Thậm chí, có những cá nhân hiện thâu tóm từ 500 đến 700 ha rừng, nhưng dân lại suốt đời đi làm thuê”, ông Phụng nói.

Ông Nguyễn Quốc Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới- cho biết, trên địa bàn đang có hơn 27.500 ha rừng tự nhiên được giao về cho dân, nhưng lại có đến trên 16.600 ha là rừng nghèo kiệt, nên “một số nhóm hộ, hộ gia đình đang có ý định trả lại rừng”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Cảnh sát bắt quả tang 2 nhân viên massage đang kích dục, bán dâm cho khách
Bản tin Hình sự: Cảnh sát bắt quả tang 2 nhân viên massage đang kích dục, bán dâm cho khách
TPO - TIN NÓNG ngày 12/4: Nhóm cựu lãnh đạo Tổng Công ty Chè Việt Nam chuẩn bị hầu toà vì gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng; Bộ Công an yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ dự án điện mặt trời tại Quảng Bình giai đoạn 2016-2020; Điều tra đường dây làm giả giấy tờ, công an phát hiện ‘kho’ vũ khí...
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày và cách tầm soát hiệu quả không phải ai cũng biết

TPO - Theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 70% người Việt Nam có nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa, từ viêm loét dạ dày, trào ngược đến ung thư. Trong đó, nội soi được xem là "tiêu chuẩn vàng" giúp chẩn đoán chính xác tổn thương, thậm chí phát hiện ung thư giai đoạn sớm. Thế nhưng, không ít người e ngại vì lo sợ đau đớn, buồn nôn hoặc chưa biết chuẩn bị thế nào để quá trình diễn ra suôn sẻ.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép tim nhân tạo

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tim nhân tạo

TPO - Ngày 12/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện TWQĐ 108) thông tin lần đầu tiên thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 (LVAD – HeartMate 3). Đây là thành tựu đột phá, đưa Việt Nam gia nhập nhóm các quốc gia có thể triển khai những kĩ thuật tim mạch tiên tiến nhất thế giới.
Ngộ độc củ ấu tàu: Bác sĩ cảnh báo dễ nhầm với sốc phản vệ

Ngộ độc củ ấu tàu: Bác sĩ cảnh báo dễ nhầm với sốc phản vệ

TPO - Ngày 11/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp ngộ độc nặng do ăn củ ấu tàu. Nạn nhân là nữ bệnh nhân 56 tuổi, nhập viện trong tình trạng buồn nôn, tê bì môi và tứ chi, tụt huyết áp, đau bụng và buồn đi ngoài – các triệu chứng xuất hiện khoảng một giờ sau khi ăn lượng lớn củ ấu tàu thay cơm.
Ảnh minh họa: Internet

Căn bệnh có thể dẫn đến ung thư gan, rất nhiều người Việt mắc nhưng cực kỳ chủ quan

TPO - Gan nhiễm mỡ đang trở thành một trong những bệnh lý phổ biến, đặc biệt trong xã hội hiện đại, khi lối sống thiếu vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh ngày càng gia tăng. Đây là căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng, có thể dẫn đến ung thư gan ngay từ giai đoạn F1, F2 mà không nhất thiết trải qua giai đoạn xơ gan.