Cập đảo Trường Sa Lớn

Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân cùng đoàn công tác thăm người dân trên đảo
Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân cùng đoàn công tác thăm người dân trên đảo
TP - Giữa mênh mông biển trời sóng nước, càng yêu biển bao nhiêu lại thấy nâng niu đảo bấy nhiêu. Trường Sa đẹp hơn, giàu và mạnh hơn những gì tôi hình dung.

> Nhật ký Trường Sa

Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân cùng đoàn công tác thăm người dân trên đảo
Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân cùng đoàn công tác thăm người dân trên đảo.

Đi quanh đảo, trèo lên ngọn hải đăng cao vút để nhìn ngắm đảo từ trên cao nhiều người thốt lên: Thiên đường là đây chứ đâu! Được mệnh danh là “Thủ đô của huyện đảo Trường Sa”, Đảo Trường Sa hay còn gọi là Trường Sa Lớn là trung tâm hành chính của huyện đảo Trường Sa - tỉnh Khánh Hòa.

Gần cột mốc chủ quyền, uy nghi đền thờ Bác Hồ, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, chùa Trường Sa. Đường băng sân bay trực thăng trở thành quảng trường rộng lớn cho cán bộ chiến sỹ và cư dân đảo.

Khắp đảo là một màu xanh của rất nhiều loại cây, trong đó có những cây bàng quả vuông nổi tiếng; có cây chuối, ớt, lá mơ trắng, đu đủ và các loại rau xanh, rau gia vị. Trên đảo còn có giếng nước ngọt. Gia súc gia cầm cũng rất phong phú. Đàn chó hàng trăm con và rất nhiều gà, vịt, ngan, ngỗng.

Đón vợ lên Trường Sa Lớn
Đón vợ lên Trường Sa Lớn.

Nuôi lợn trên đảo đã trở thành chuyện thường nhưng mang lợn rừng bằng máy bay và nuôi lợn rừng trên đảo đã làm cho cánh phóng viên chúng tôi sửng sốt, cả buổi trưa cứ đi theo mấy chú lợn rừng đang ủi đất để… chụp hình.

Cây xanh có, rau xanh có, nước ngọt có, điện đài, ti vi, sách báo, sân bóng chuyền, bóng đá, bàn bi- a… Bữa cơm chiến sỹ liên tục được đổi món bằng nguồn cá dồi dào từ biển. Bữa này cá kìm, bữa kia cá mú, cá măng, cá tráp, sang hơn là tôm hùm… rồi lại quay về thịt gà, thịt lợn. Ngày mưa dầm, có khi lính đảo lại được chén món khoái khẩu: thịt chó. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao đã giúp cán bộ chiến sỹ yên tâm công tác, các hộ dân trên đảo bảo đảm cuộc sống, tích cực tăng gia sản xuất…

Cũng như nhiều người vợ khác, cô giáo Vũ Thị Minh Hằng, Trường THCS Khai Thái- Phú Xuyên - Hà Nội vượt mấy ngàn cây số ra Trường Sa thăm chồng giờ đã toại nguyện. Vợ chồng chị đang líu ríu bên nhau cùng nấu món canh cá măng chua, thịt ngan nấu giả cầy, rau cải mầm trộn giá đỗ. Tất cả đều là những món ăn của đảo.

Tôi hỏi, cảm giác của chị bây giờ thế nào, chị không nói, chỉ cười bẽn lẽn, nép vào vai chồng. Chồng chị, anh Vũ Văn Thanh- Phân đội trưởng Pháo phòng không 37 của đảo Trường Sa Lớn cũng chỉ nhìn vợ cười cười. Tôi biết mình đã hỏi một câu thừa.

Binh nhất Ngô Sĩ Nam nói: “Bộ đội mà, có gì sợ đâu!”
Binh nhất Ngô Sĩ Nam nói: “Bộ đội mà, có gì sợ đâu!”.

Trò chuyện với binh nhất Ngô Sỹ Nam pháo thủ Pháo phòng không 37 sinh năm 1989 đã ra đảo được 5 tháng nay về những lo lắng của người đất liền hướng về Trường Sa khi gần đây tàu nước ngoài hay quấy nhiễu ngư dân, liệu có dám quấy đảo? Nam cười, răng trắng lóa: Anh đừng lo lắng gì. Mọi tình huống chúng em đều sẵn sàng. Bộ đội mà, có gì sợ đâu!

Thượng tá Nguyễn Hữu Lục - Đảo trưởng kiêm Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa cho biết: Toàn đảo duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng đóng quân trên đảo, bảo đảm quan sát, phát hiện, xử trí và báo cáo kịp thời các mục tiêu trên không, trên biển. Tích cực luyện tập thuần thục các phương án chiến đấu.

Chúng tôi tạm chia tay Trường Sa Lớn, một số thân nhân cán bộ chiến sỹ ở lại trên đảo. Trước khi đi, có tình huống lạ xảy ra khi một cán bộ của đảo có vợ ra thăm, được bố trí một phòng khách để ở. Chìa khóa anh đã cầm trong tay từ chập tối. Vợ anh đã đứng bên cạnh nhưng không làm cách nào mở được… cửa phòng.

Hý hoáy đến sứt cả tay vẫn không mở được, anh đành tìm nhân viên quản lý nhà khách để… cầu cứu. Cuối cùng cửa phòng hạnh phúc đã được mở. Những người biết chuyện đều siết chặt tay, mừng cho anh kèm theo vài lời trêu đùa kiểu lính.

22 giờ ngày 5-6, tàu HQ 996 tiếp tục hành trình.

Nằm ở trung tâm quần đảo Trường Sa, đảo Trường Sa là nơi thuận tiện cho ngư dân tránh gió bão. Nhiều năm qua, ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam…mỗi khi ra khơi đánh bắt cá gặp giông bão hoặc khi đau ốm đều tìm đến đây như một điểm trú chân an toàn. Ngư dân được cấp cứu, điều trị khi đau ốm; được tiếp nhận nước ngọt, lương thực, thực phẩm, rau xanh…

 

Đỗ Sơn (từ Trường Sa)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Cầu Rạch Chiếc ngày xưa

Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

TP - Sau ngày đất nước thống nhất, cầu Rạch Chiếc vẫn đứng vững như một minh chứng cho sự kiên cường, anh dũng của những chiến sĩ biệt động đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” giúp quân giải phóng thuận lợi tiến vào Sài Gòn thống nhất đất nước. Và, trong những ngày thành phố bắt tay vào công cuộc dựng xây, kiến thiết xã hội mới, cây cầu tiếp tục làm nhiệm vụ kết nối giao thông, hàng ngày đón hàng nghìn chuyến xe, hàng vạn tấn hàng hóa và cả triệu người qua lại.
'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

TP - Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng. Sáng 29/4/1975, thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) đã nổ súng tấn công, đập tan tuyến phòng thủ kiên cố này, giải phóng huyện Củ Chi và thẳng tiến về Sài Gòn.
Xe tăng T54 tham gia chiến dịch Xuân Lộc

Mở 'cánh cửa thép' Xuân Lộc

TP - Cách Sài Gòn khoảng 80km về phía Đông, là vị trí chiến lược trong việc bảo vệ “thành trì” cuối cùng của chế độ Sài Gòn, địch tập trung lực lượng, trang thiết bị, vũ khí quân sự tại tuyến phòng thủ Xuân Lộc, quyết giữ bằng mọi giá. Sau 12 ngày đêm giao chiến ác liệt, các lực lượng quân chủ lực và bộ đội địa phương đã đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc, để từ đó tiến thẳng vào Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Tiếc thương Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Tiếc thương Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

TPO - Trong căn nhà đơn sơ ở thôn Cao Xá (thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên), tiếng khóc xé lòng hòa lẫn với sự tĩnh lặng của những đoàn người đến viếng hương hồn Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải - cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ truy bắt tội phạm ma túy tối 17/4.
Chuyện cựu binh 10 năm chiến đấu ở Khánh Hòa

Chuyện cựu binh 10 năm chiến đấu ở Khánh Hòa

TP - Nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Khánh Hòa hoàn toàn giải phóng, trong tâm trí Đại tá Nguyễn Văn Thành vẫn chưa quên những ký ức về 10 năm chiến đấu gian khổ mà hào hùng trên mảnh đất này. Ở tuổi xưa nay hiếm, vị Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Khánh Hòa năm xưa vẫn nhớ rõ từng thời khắc lịch sử, đặc biệt là giây phút vỡ òa trong niềm vui chiến thắng.
Sinh viên học sinh phát động phong trào đấu tranh chính trị, tháng 3/1966

Hào hùng một thời hoa lửa

TP - “Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát. Trật tự được ổn định, đón lực lượng vũ trang và cán bộ chiến sĩ, chính quyền cách mạng vào tiếp quản Đà Lạt gần như nguyên vẹn vào ngày 3/4/1975”, ông Nguyễn Trọng Hoàng, Cựu Bí thư Đoàn học sinh, sinh viên Đà Lạt nhớ lại khoảnh khắc lịch sử hào hùng cách đây tròn 50 năm.
Đường số 7

Nhân chứng đường số 7

TP - Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc. Và cả chuyện về những đứa trẻ ngày ấy trong cuộc chạy loạn đã ngót nghét 60 tuổi, giờ con cái đề huề, người tìm thấy cha mẹ ruột, người trông ngóng mỏi mòn.
Trận then chốt trong chiến dịch Tây Nguyên

Trận then chốt trong chiến dịch Tây Nguyên

TP - Đã 50 năm đã trôi qua, nhưng ký ức ngày tháng chiến đấu hào hùng đó vẫn còn nguyên vẹn trong mỗi người lính làm nên chiến thắng năm xưa. Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975 đã mở màn thắng lợi cho Chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

TP - Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.