Phải làm người tiêu dùng thông thái

Phải làm người tiêu dùng thông thái
TP - Mười triệu hộ nông dân, theo TS Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, nhiều trong số đó đều tham gia chế biến hoặc tự chế biến thực phẩm cho mình.

> Thanh tra thực phẩm không có chuyện báo trước
> Bị kiểm tra thực phẩm Tết, nhiều quầy hàng đóng cửa

Tính riêng trong số 500.000 cơ sở chế biến thực phẩm có đăng ký, có tới 80% cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong điều kiện thời tiết hiện nay càng cao hơn bao giờ hết.

Mô hình thực phẩm trong bữa ăn gia đình ở Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào nguồn thực phẩm được chế biến từ các cơ sở nói trên. Thực phẩm bao gói và có xuất xứ rõ ràng vẫn chưa được dùng nhiều.

Để giảm nguy cơ ngộ độc, chỉ còn cách từng người phải biết cách thông thái trong những điều kiện bản thân mình có thể kiểm soát được. Chẳng hạn, nên ưu tiên dùng các sản phẩm bao gói sẵn.

Nhóm sản phẩm này không phải an toàn tuyệt đối, hơn nữa, lại đắt hơn sản phẩm không bao gói. Dù thế, tiêu dùng nhóm sản phẩm này vẫn an tâm hơn vì chúng được kiểm soát tốt hơn cả và có địa chỉ xuất xứ rõ ràng, dễ truy trách nhiệm nếu xảy ra sự cố.

Trường hợp không dùng sản phẩm không bao gói sẵn, giải pháp là chỉ nên mua các sản phẩm đã được chứng nhận, cấp chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt.

Đây cũng là cách tẩy chay sản phẩm không xuất xứ và ủng hộ doanh nghiệp tiên phong áp dụng biện pháp an toàn. Bước đầu, có thể dùng các loại rau cơ bản, truyền thống.

Với thịt, tương tự như vậy, nên mua sản phẩm có dấu xác nhận của thú y dù việc đóng dấu thú y lúc này lúc trước có thể có vấn đề. Khi có nguyên liệu an toàn nhất ở mức có thể rồi, các gia vị, sản phẩm bao gói sẵn, cũng chỉ nên mua ở cơ sở đã công bố tiêu chuẩn, có nhãn mác và còn hạn sử dụng.

Với các bếp ăn tập thể, cơ quan quản lý phải có quy định bếp ăn tập thể không được phép mua sản phẩm trôi nổi mà phải mua tại các cơ sở có xuất xứ. Đương nhiên, mua ở những cơ sở đó phải đắt hơn mua hàng trôi nổi. Đắt mấy cũng không gì đắt bằng sức khỏe.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sắp có 100.000 ha lúa chất lượng cao ở Kiên Giang
Sắp có 100.000 ha lúa chất lượng cao ở Kiên Giang
TPO - Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu, đến năm 2025 triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 100.000 ha, tăng lên gấp đôi đạt 200.000ha vào năm 2030.