Thống đốc Ngân hàng: Không nhất thiết phải bình ổn giá vàng

Thống đốc Ngân hàng: Không nhất thiết phải bình ổn giá vàng
TPO-Sáng 13-11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về quản lý thị trường vàng và giải pháp xử lý nợ xấu ngân hàng. Theo ông Bình, không nhất thiết phải bình ổn giá vàng.

> Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng gặp câu hỏi khó
> Dự kiến chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình về nợ xấu, giá vàng
> Độc quyền vàng có tác dụng gì? 

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ không cho nhập thêm vàng. Ảnh: Nhật Minh
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ không cho nhập thêm vàng. Ảnh: TTXVN

Thống đốc Nguyễn Văn Bình tiếp tục nêu lại quan điểm đã trình bày trước Quốc hội là hiện nay chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, tỷ giá. Do vậy, không nhất thiết phải bình ổn giá vàng.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) về lý do Ngân hàng Nhà nước không quản lý chất lượng vàng mà lại quản lý thương hiệu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trước đây vàng được coi là loại hàng hóa bình thường, do đó không có cơ quan nào quản lý chất lượng.

“Cũng chính vì lý do này mà Ngân hàng Nhà nước phải xây dựng Nghị định 24, từ đó lấy cơ sở để chuẩn hóa chất lượng vàng”.

Tuy nhiên, Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết cho rằng, lý giải của Thống đốc về giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chưa thuyết phục.

“Thống đốc trả lời khôn là tốt nhưng cũng đừng nghĩ là dân không biết gì. Thống đốc nói không ảnh hưởng gì đến kinh tế vĩ mô, không có lý do gì để bình ổn giá vàng. Vậy vì sao trong Nghị quyết của Quốc hội năm 2011 yêu cầu phấn đấu không để giá vàng trong nước chênh lệnh với giá vàng thế giới. Nghị quyết kinh tế - xã hội năm 2013 mà Quốc hội vừa thông qua cũng nêu: khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng trong nước, liên thông với giá vàng thế giới. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân. Với sự trả lời như trên thì Thống đốc có thực hiện Nghị quyết của Quốc hội hay không?”- Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết truy vấn.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, chính vì thực hiện Nghị quyết của Quốc hội năm 2011 nên Ngân hàng Nhà nước phải cho phép nhập 15 tấn vàng vào quý IV năm 2011 để đảm bảo giá vàng trong nước bám sát giá vàng thế giới. Nhưng sau khi ban hành Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước kiên quyết không cho nhập bất kỳ kg vàng nào nữa, vì môi trường pháp lý của chúng ta đã thay đổi. Việc bình ổn vàng không còn ý nghĩa thực tiễn nữa.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) hỏi, tiền huy động được đi đâu khi tăng trưởng tín dụng chỉ hơn 2%, trong khi tăng trưởng huy động hơn 10%?

Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời, thanh khoản ngân hàng mới được cải thiện, chưa bền vững.

“Nếu đại biểu đến Ngân hàng Nhà nước thì các đơn vị chức năng sẽ giới thiệu với đại biểu bảng cân đối tiền vào, tiền ra. Khoản nào mua mắm, mua muối trong toàn hệ thống”- Ông Bình nói.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) hỏi, việc chậm trễ ban hành Thông tư hướng dẫn về nhận ủy thác của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Việc này có tạo điều kiện cho tham nhũng, lợi ích nhóm, lũng đoạn thị trường tài chính?

Thống đốc Bình cho biết, hoạt động ủy thác là bình thường. Trước đây, các văn bản quy phạm pháp luật cũng đã có quy định. Nhưng qua thanh tra, giám sát, phát hiện những bất cập nên ban hành thông tư để chấn chỉnh.

“Đây là hoạt động rất bình thường. Đại biểu hỏi sao bao nhiêu năm nay không chấn chỉnh thì báo cáo là tôi mới làm Thống đốc một năm nay. Thời gian qua đi khảo sát, nắm bắt tình hình để ban hành thông tư này. Nếu có vấn đề gì thì mong đại biểu Quốc hội hết sức thông cảm”- Ông Bình nói.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Mưa lớn tái diễn tại Huế, nguy cơ ngập úng và sạt lở
Mưa lớn tái diễn tại Huế, nguy cơ ngập úng và sạt lở
TPO - Theo dự báo, từ ngày 22 đến 24/11, tại Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) có mưa, mưa vừa, rải rác mưa to, có nơi mưa rất to; tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 100-300mm, có nơi trên 500mm, gây khả năng xuất hiện một đợt lũ, nguy cơ ngập lụt, ngập úng kéo dài và trượt lở đất ở các địa phương.