Về một nữ doanh nhân yêu hội họa

0:00 / 0:00
0:00
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phú Trường Quốc tế (Rich Field) đến Nhà máy ở Long An
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phú Trường Quốc tế (Rich Field) đến Nhà máy ở Long An
Cuộc đấu giá 12 bức tranh trong chương trình “Cùng Tiền Phong tiếp sức tuyến đầu chống dịch” thu hút sự quan tâm của một số nhà sưu tập hai miền Nam, Bắc. Trong số đó, có một gương mặt khá quen thuộc với giới họa sỹ và người chơi tranh, nữ doanh nhân Phùng Thị Thu Thủy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phú Trường Quốc tế (Rich Field).

Chèo thuyền trong bão dịch

Nữ doanh nhân Phùng Thị Thu Thủy sinh tại Hà Nội. Chị theo cha mẹ vào Sài Gòn từ năm 1982 nhưng giọng nói của chị vẫn nguyên màu Hà thành. Nữ doanh nhân không được đào tạo bài bản về ngành kinh tế, chị tốt nghiệp khoa Nga, Trường Đại học Tổng hợp TPHCM, từng sang Nga 1 năm (1989-1990) để thực hành tiếng. Một năm ở nước ngoài, cô sinh viên Sài Gòn gốc Hà Nội trưởng thành hơn, tự tin hơn. Tốt nghiệp đại học, chị thi vào Hàng không Việt Nam, bởi muốn thử sức ở những lĩnh vực khác ngành nghề đào tạo. Chính nhờ công việc ở Hàng không Việt Nam đã se duyên cho chị gặp “một nửa” của đời mình. Anh là một doanh nhân. Đó cũng là lý do đưa đẩy chị trở thành một nữ doanh nhân thành công như hiện tại.

Không có con đường nào trải hoa hồng, nhất là trên thương trường nhuốm mồ hôi và nước mắt. Trước khi trở thành một nữ doanh nhân thành công, CEO Phùng Thị Thu Thủy từng tham gia rất nhiều khóa học về kinh doanh và nếm trải không ít va chạm, vấp ngã trên thương trường… Tất cả là những bài học quý, giúp chị vững bước. Phú Trường Quốc tế đã có lịch sử phát triển trên 20 năm. Trước câu hỏi: Đại dịch COVID- 19 khiến rất nhiều doanh nghiệp lao đao và sụp đổ, Phú Trường Quốc tế thì sao? Thu Thủy chia sẻ: “May mắn là chúng tôi làm về hàng tiêu dùng nhanh. Thực phẩm vẫn là đồ thiết yếu nên chúng tôi vẫn phân phối”. Chị tin rằng, vợ chồng chị sẽ đưa Phú Trường Quốc tế vượt qua bão dịch song thừa nhận khó khăn không nhỏ: “Nhà máy của chúng tôi ở Long An còn văn phòng ở TPHCM. Nhân viên siêu thị không có việc làm, chúng tôi vẫn phải trả lương. Nói chung khó khăn bủa vây song chúng tôi vẫn cố gắng gồng gánh, tạo điều kiện tối đa cho nhân viên, động viên tinh thần anh em”.

Về một nữ doanh nhân yêu hội họa ảnh 1

Nữ doanh nhân Phùng Thị Thu Thủy khai mạc triển lãm tranh của họa sỹ Lê Đại Chúc

Không “nghiện” đồ hiệu, chỉ mê tranh

Mỗi một doanh nhân đều có một bí quyết giữ vững tinh thần khi con thuyền của họ gặp sóng gió. Sinh ra ở Hà Nội, gửi tuổi thơ ở mảnh đất ngàn năm văn hiến, CEO Phùng Thị Thu Thủy sẵn có sự trầm tĩnh, duyên dáng của người Tràng An. Chị biết cách vượt qua khó khăn một cách lặng thầm, không ồn ào. Dù công việc bận bịu nữ doanh nhân vẫn thưởng cho mình một khoảng riêng để thư giãn, làm mới tinh thần. Chị tìm đến nghệ thuật để chơi, để nương náu.

Nếu ai hỏi CEO Phùng Thị Thu Thủy, đi nước ngoài, được gì? Chắc chắn nữ doanh nhân sẽ đáp: “Cái được lớn nhất là được khám phá thế giới nghệ thuật. Quá sung sướng!”.

Không phải ngẫu nhiên nhiều người gọi nữ doanh nhân Thu Thủy là nhà thiết kế thời trang: “Cách đây 8 năm tôi cho ra mắt thương hiệu áo dài thời trang vẽ tay mang tên Peony & Iris. Chỉ vì tôi đam mê, muốn làm đẹp cho phụ nữ. Tôi thấy phụ nữ thiệt thòi, cần được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn”. Nhưng với con mắt của người làm kinh doanh, chị Thu Thủy còn thấy tiềm năng ở việc đưa áo dài cách tân ra nước ngoài: “Áo dài truyền thống rất đẹp song khá bất tiện trong sinh hoạt. Tôi thấy làm áo dài cách điệu rất hay nên quyết định phát triển theo lối riêng”. Sau 6 năm gắn bó với thương hiệu áo dài thời trang vẽ tay, CEO Thu Thủy tạm ngưng: “Tôi bị lệ thuộc vào thợ. Khi bị lệ thuộc thì mình không phát huy được tất cả những gì mình mong muốn”.

Phú Trường Quốc tế là một trong những hệ thống phân phối hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất Việt Nam, bao phủ 64 tỉnh thành, với hơn 200 đại lý cấp 1 và gần 600.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc, phân phối hơn 50 chủng loại sản phẩm của 5 nhãn hàng chính.

Lúc thương hiệu áo dài thời trang tạm ngưng, nữ doanh nhân lại chuyển sang mở phòng tranh: “Anh họ của tôi làm về điêu khắc, hội họa. Khi còn ở Hà Nội tôi vẫn thường xem anh làm tượng, vẽ tranh. Anh là bạn của con trai cố danh họa Bùi Xuân Phái”, chị kể. Nhưng đây chỉ là một trong những lý do khiến CEO Thu Thủy dấn thân vào thế giới hội họa. Những năm tháng dài trên thương trường đã tạo cơ hội cho chị có nhiều chuyến ra nước ngoài. Ngay cả khi đi công tác chị vẫn gắng sắp xếp một khoảng thời gian để giải trí. Thay vì sắm đồ hiệu như sở thích của những người phụ nữ có điều kiện, chị lại tìm đến bảo tàng nghệ thuật để ngắm tranh, ngắm tượng, rồi đến nhà hát thưởng thức những vở nhạc kịch kinh điển… Nếu ai hỏi CEO Thu Thủy, đi nước ngoài được gì? Chắc chắn nữ doanh nhân sẽ đáp: “Cái được lớn nhất là được khám phá thế giới nghệ thuật. Quá sung sướng!”. Mỗi lần được đắm mình trong thế giới nghệ thuật, về nước, chị lại tâm sự với chồng: “Giá ở Việt Nam người dân cũng được trải nghiệm như thế!”. Vì vậy, chị nung nấu ý định phải làm gì đó giúp người Việt được thưởng thức nhiều hơn những “món ăn tinh thần” chất lượng cao. Và cơ hội đến.

“Trong thời gian giãn cách năm ngoái, tôi bị đau tay, bạn tôi giới thiệu tôi đi học Vịnh Xuân quyền. Thầy dạy tôi chính là Trần Hậu Tuấn, một nhà sưu tập lớn. Sau này, được chiêm ngưỡng bộ sưu tập của anh ấy, tôi cực kỳ xúc động và ngưỡng mộ. Điều này khác với cảm xúc khi thưởng thức nghệ thuật ở nước ngoài. Bởi ở nước ngoài, những tác phẩm ấy, công trình nghệ thuật ấy thuộc về người ta. Còn ở đây, bộ sưu tập thuộc về người Việt, khiến tôi cảm thấy gần gũi vô cùng”, nữ doanh nhân tâm sự. Chiêm ngưỡng gia tài của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn, CEO Phùng Thị Thu Thủy tự hỏi: Tại sao mình không sưu tập và mở triển lãm tranh cho các họa sỹ? Mặc dù lĩnh vực này mới lạ và rộng lớn, song nữ doanh nhân yêu hội họa không ngại bước vào.

Phòng tranh của CEO Phùng Thị Thu Thủy mang tên thương hiệu áo dài của chị: Peony & Iris ở 25/74 Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hồ Chí Minh. Nữ doanh nhân không bị ám ảnh bởi tác phẩm “Hoa diên vỹ” nổi tiếng của Van Gogh. “Hoa diên vỹ, Iris, được xem như hoa tháng 8, sinh nhật tôi. Còn hoa mẫu đơn, Peony, là hoàng hậu của các loài hoa”, chị giải thích. Nhân dịp khai mạc phòng tranh, nữ doanh nhân đã tổ chức triển lãm tranh của họa sỹ Lê Đại Chúc tạo tiếng vang trong giới mộ điệu, kéo dài trong hai tháng (tháng 10 đến tháng 12 năm 2019). Sau đó, chị tiếp tục giới thiệu với công chúng yêu hội họa triển lãm của họa sỹ Ngô Thành Nhân, một tác giả gắn bó 40 năm với dòng sơn mài. Họa sỹ Văn Dương Thành, “nàng thơ” của Bùi Xuân Phái, là người cầm cọ thứ 3 được phòng tranh Peony & Iris giới thiệu triển lãm cá nhân.

MỚI - NÓNG