Phân biệt bại liệt và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Phân biệt những dấu hiệu đặc trưng của bệnh bại liệt và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như viêm màng não mủ, nhiễm vi rút đường hô hấp... sẽ giúp có hướng xử trí và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu của bệnh.

Chẩn đoán xác định:

- Lâm sàng: Sốt cao, đau cơ. Liệt nhẽo ngoại vi, không đối xứng, xảy ra đột ngột, giảm phản xạ gân xương và không có rối loạn cảm giác kèm theo.
- Xét nghiệm: Phân lập virut từ máu, nhầy họng, phân theo từng thời kỳ bệnh.
Phản ứng trung hoà hoặc phản ứng kết hợp bổ thể với hiệu giá kháng thể lần hai cao hơn lần thứ nhất.
- Dịch tễ: tuổi dễ mắc bệnh (2-8 tuổi) và có nhiều trẻ trong một tập thể cùng bị tương tự.

Chẩn đoán phân biệt: 

 

Thời kỳ tiền liệt: cần phân biệt với:

- Bệnh cúm và nhiễm virut đường hô hấp do virut khác: sốt cao liên tục tới 4-7 ngày, thường có rét, nhiễm độc nặng hơn, đau đầu dữ dội, bệnh diễn biến nhanh trong vòng 7-10 ngày.

- Viêm màng não mủ: hội chứng màng não xuất hiện sớm và rầm rộ hơn, dịch não tuỷ đục, tế bào tăng rất cao chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, protein cao, glucose giảm. Bạch cầu máu ngoại vi tăng, chủ yếu là N.
- Viêm màng não do virut khác: chủ yếu dựa vào tiến triển nhanh của bệnh sau 1-2 tuần.
Thời kỳ liệt: cần phân biệt với hội chứng viêm đa rễ - dây thần kinh (Gullain - Barre) hay gặp ở người lớn, liệt có tính chất đối xứng ở đầu chi, bệnh ít để lại di chứng.

Điều trị và dự phòng: 

Nguyên tắc điều trị:

- Điều trị toàn diện, kết hợp chặt chẽ điều trị triệu chứng (chống viêm, giảm đau, hồi sức hô hấp, tuần hoàn...) với việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Tích cực đề phòng biến chứng và di chứng, tạo mọi điều kiện để bệnh nhân phục hồi chức năng và tâm lý.

 Điều trị bại liệt thể nhẹ:

- Giảm đau, an thần, hạ nhiệt.
- Điều trị các rối loạn tiêu hoá.
- Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng.
- Theo dõi sát để phát hiện tình trạng liệt.

Điều trị bại liệt thể không liệt:

- Chủ yếu là an thần, giảm đau, chống phù nề não.
- Có thể áp dụng lý liệu pháp nếu có biểu hiện co thắt kéo dài ở các bắp cơ và theo dõi trong vòng hai tháng.

Giai đoạn hồi phục và di chứng:

- Tích cực nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Tiếp tục các biện pháp lý liệu và thể dục liệu pháp. Cho bệnh nhân tập thể dục nhẹ nhàng, tập đi lại và các cử động khác.
- Nếu có di chứng có thể dùng phẫu thuật chỉnh hình để can thiệp.

Hồi phục sớm: trong 6 tuần đầu của bệnh, các cơ bị liệt phục hồi nhanh, giảm và hết đau, chỉ để lại một số ít cơ và nhóm cơ bị liệt hoàn toàn. Đó là do đa số các neuron thần kinh chi phối các cơ liệt lúc đầu chỉ bị phù nề và rối loạn chức năng, sau đó hồi phục.
Hồi phục muộn: Sau 6 tuần tới 2-3 năm, có cơ bị liệt giảm chậm và không rõ ràng, nhiều cơ bị liệt hoàn toàn.
Di chứng: Là những tổn thương không hồi phục sau 3 năm.

Dự phòng:

Dùng vacxin


MỚI - NÓNG