TPO - Chiều 15/9, Bộ LĐ-TB&XH đã công bố Bản tin Thị trường lao động việc làm Quý II/2017. Trong đó, đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp với thanh niên và cử nhân tăng mạnh. Trong khi ngày càng nhiều lao động nữ, ít tuổi thất nghiệp phải hưởng trợ cấp.
Bà Chử Thị Lân - thành viên Ban biên tập Bản tin cho biết, dù tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước quý II/2017 giảm nhẹ so với quý liền trước (còn hơn 1 triệu người thất nghiệp, giảm 2,2%), nhưng chia theo ngành nghề, lĩnh vực lại có những tín hiệu không mấy khả quan về thị trường lao động.
Tuy nhiên, trong quý 2, số thanh niên thất nghiệp lên tới 575 nghìn người, chiếm tới 7,6% lực lượng lao động thanh niên, tăng hơn 26 nghìn người so với quý liền trước.
Cũng trong quý, lao động có trình độ đại học trở lên vẫn tiếp tục dẫn đầu về tỷ lệ thất nghiệp, với hơn 183 nghìn cử nhân. Tiếp đến là nhóm có bằng trung cấp, cao đẳng và sơ cấp.
Về thị trường tuyển dụng, trong quý 2, chỉ có 254 nghìn chỗ làm được các doanh nghiệp đăng để tuyển dụng (giảm 7,2% so với quý liền trước). Đa số nhu cầu tuyển lao động nữ, với yêu cầu không cần bằng cấp (lao động phổ thông), làm việc trong ngành dệt may, da giày.
Một điểm đáng chú ý được bà Lân nêu ra, số người có nhu cầu tìm việc trong quý 2 tăng gấp đôi quý 1, với con số hơn 30,4 nghìn người. Trong đó, nhóm ngành nghề có lao động tìm việc nhiều nhất là kế toán, kiểm toán, lao động phổ thông, điện - điện tử…
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, trong quý 2, có hơn 220 nghìn người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (tăng tới 84,1% so với quý 1). Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là lao động trong ngành may, giày da, dệt, nhuộm, thiết kế thời trang.
Tỷ lệ đăng ký thất nghiệp cao kéo theo số người được giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng mạnh tới 113,9% so với quý 1. Cụ thể, trong quý 2 có hơn 218 nghìn người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó đa phần là lao động nữ có độ tuổi từ 25 tới 40 tuổi. “Điều này cho thấy, nhóm lao động này dễ bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường và xu hướng thất nghiệp trẻ tăng lên”, bà Lân đánh giá.
Tuy nhiên, trong quý 2, số thanh niên thất nghiệp lên tới 575 nghìn người, chiếm tới 7,6% lực lượng lao động thanh niên, tăng hơn 26 nghìn người so với quý liền trước.
Cũng trong quý, lao động có trình độ đại học trở lên vẫn tiếp tục dẫn đầu về tỷ lệ thất nghiệp, với hơn 183 nghìn cử nhân. Tiếp đến là nhóm có bằng trung cấp, cao đẳng và sơ cấp.
Về thị trường tuyển dụng, trong quý 2, chỉ có 254 nghìn chỗ làm được các doanh nghiệp đăng để tuyển dụng (giảm 7,2% so với quý liền trước). Đa số nhu cầu tuyển lao động nữ, với yêu cầu không cần bằng cấp (lao động phổ thông), làm việc trong ngành dệt may, da giày.
Một điểm đáng chú ý được bà Lân nêu ra, số người có nhu cầu tìm việc trong quý 2 tăng gấp đôi quý 1, với con số hơn 30,4 nghìn người. Trong đó, nhóm ngành nghề có lao động tìm việc nhiều nhất là kế toán, kiểm toán, lao động phổ thông, điện - điện tử…
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, trong quý 2, có hơn 220 nghìn người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (tăng tới 84,1% so với quý 1). Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là lao động trong ngành may, giày da, dệt, nhuộm, thiết kế thời trang.
Tỷ lệ đăng ký thất nghiệp cao kéo theo số người được giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng mạnh tới 113,9% so với quý 1. Cụ thể, trong quý 2 có hơn 218 nghìn người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó đa phần là lao động nữ có độ tuổi từ 25 tới 40 tuổi. “Điều này cho thấy, nhóm lao động này dễ bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường và xu hướng thất nghiệp trẻ tăng lên”, bà Lân đánh giá.