Hy sinh vì người lớn

Hy sinh vì người lớn
TP - Nhiều cán bộ quản lý giáo dục cho rằng, việc đưa học sinh THPT vào nhóm 1 trong quyết định điều chỉnh giờ học, giờ làm của UBND TP Hà Nội là không hợp lý.

> Hai Sở đồng tình đổi giờ, học sinh chịu khổ

“Học sinh THPT là trẻ ở tuổi vị thành niên. Việc đảo lộn thời gian biểu học tập không chỉ ảnh hưởng chất lượng hoạt động dạy học mà còn liên quan sự phát triển sức khoẻ, tâm sinh lý của các em”, thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, chia sẻ.

Còn thầy Kiều Trung Tiến, Hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng nhận xét: “Quy định giờ học giờ làm như hiện nay là cách người lớn đẩy các con hy sinh thay mình. Nên điều chỉnh mức độ, để đến tận 7 giờ tối là quá muộn”.

Nguyễn K.H, học sinh lớp 11A2 trường THPT Nguyễn Gia Thiều, còn than phiền: “Trước đây chúng cháu vào học lúc 7 giờ 15, cũng đã là sớm so với giờ làm việc của người lớn. Cháu luôn luôn là người dậy sớm nhất nhà dù quãng đường cháu đi học chỉ dài bằng 1/3 quãng đường bố mẹ cháu đi làm. Giờ cháu còn phải dậy sớm hơn nữa”.

Thầy Nguyễn Hoàng Kim, Hiệu trưởng trường THPT Nhân Chính, cho biết thêm: “Trước đây khu vực trường tôi đóng nào có tắc đường! Đối diện trường tôi có Trường Tiểu học Phan Đình Giót. Giờ tan học của hai trường lệch nhau cả tiếng đồng hồ. Trường đó tan lúc 4 giờ 20, trường tôi tan lúc 5 giờ 30. Đoạn đường trước cổng mỗi trường chỉ tập trung đông học sinh khoảng 10 - 15 phút sau khi tan trường là chẳng còn bóng học sinh nào. Nay thì ngược lại”.

Thầy Nguyễn Thiết Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên, chia sẻ một thực tế khác: “Trước đây Đống Đa là khu vực thường xuyên tắc đường, các trường chúng tôi tự điều chỉnh giờ học để giãn mật độ tham gia giao thông trong cùng một thời điểm. Giờ lại đóng cứng giờ bắt đầu vào học, giờ tan trường thì lại không hợp lý”.

Xem ra, hàng chục nghìn học sinh tuổi ăn tuổi lớn đúng là đang phải hy sinh để giúp Hà Nội thực hiện chủ trương điều chỉnh giờ học, giờ làm nhằm hạn chế tình trạng tắc đường. Đặt thiệt thòi nhỡn tiền lên vai thế hệ tương lai, phải chờ thời gian trả lời xem là lợi hay hại cho toàn xã hội.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
TPO - Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Thiếu quê hương?

Thiếu quê hương?

TP - Có lẽ chưa khi nào chúng ta nói nhiều, nghĩ nhiều về quê hương đến thế. Khi công cuộc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính đang diễn ra vô cùng khẩn trương. Trong cuộc đổi dời kì vĩ ấy, sẽ có vô vàn những cuộc chia tay. Chia tay với những tên tỉnh tên huyện tên làng xã đã bao đời thấm đẫm thương yêu như máu thịt. Chia tay những tháng năm “một cõi bên trời” để “ta về với người”...
Thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tăng trưởng

TP - Thúc đẩy quyết liệt giải ngân đầu tư công, bơm vốn ra nền kinh tế… là những nhiệm vụ được Chính phủ nêu rõ và quyết liệt yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Sống với lằn ranh

Sống với lằn ranh

TP - Chưa bao giờ thế giới bội thực thông tin đến vậy. Đủ thứ điểm nóng, sự kiện, nhân vật, câu chuyện, chính sách, bước ngoặt... đầy kịch tính và bất ngờ. Không chỉ báo chí truyền thông, mà mọi nền tảng mạng xã hội dù đã bung ra hết cỡ nhưng có vẻ cũng không đeo bám hết được các loại trend ồ ạt xuất hiện mỗi ngày.
Nhập tỉnh

Nhập tỉnh

TP - Nhìn vào lịch sử nước Việt dày đặc những cuộc di dân, dời đô, đổi quốc hiệu cho tới tách/nhập các đạo, lộ, phủ, châu, tổng, trấn, cho tới hương xã, thôn ốc... Phù hợp với đòi hỏi lịch sử của mỗi thời kỳ, đầy hợp lý và uyển chuyển, để có được một đất nước toàn vẹn như ngày nay.
Xếp hàng thời AI

Xếp hàng thời AI

TP - Hà Nội giữa ngày mưa phùn, gió rét căm căm, từng đoàn người bỏ việc đổ xô đi xếp hàng xin đổi giấy phép lái xe (GPLX).
Không học thêm cũng tốt đẹp...

Không học thêm cũng tốt đẹp...

TP - Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, đọc kỹ thấy có sự đổi mới về hai chữ “tiền” và “quyền”. Cụ thể, nếu thông tư cũ số 17/2012/TT-BGDĐT năm 2012 cho phép thu tiền đối với dạy thêm trong nhà trường, thì thông tư mới này “cấm” thu tiền đối với dạy thêm trong trường. Đồng thời thu hẹp “quyền” của giáo viên, đó là không được ra ngoài dạy thêm học sinh chính khóa của mình, cũng không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài trường.
Còn đó nỗi lo

Còn đó nỗi lo

TP - Năm nay, giáo viên từ vùng khó đến vùng thuận lợi có thể hưởng trọn vẹn một cái Tết không ngậm ngùi. Bởi những chính sách dành cho nhà giáo ngày càng đảm bảo giáo viên có thể sống được bằng nghề.
Trọng dụng người tài

Trọng dụng người tài

TP - Trong sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, các quốc gia trên thế giới ngày càng cạnh tranh quyết liệt trong thu hút và trọng dụng nhân tài. Không một quốc gia nào trở nên hùng cường mà không thu hút và trọng dụng nhân tài.