> Công thức 3C trong bảo vệ chủ quyền
Chiến sĩ hải quân Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Tôi đã nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nên khi xảy ra vụ việc này, cá nhân tôi không ngạc nhiên hay bất ngờ. Tôi cho điều này xuất phát từ chủ trương của Trung Quốc.
Trở lại quá khứ, mãi đến năm 1974, Trung Quốc mới có mặt tại Hoàng Sa từ việc chiếm từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Tôi cho rằng, sự kiện này nhiều học giả đã dự đoán được, vấn đề là xảy ra lúc nào và ở đâu thôi. Trước đây, Trung Quốc chỉ va chạm với Việt Nam tại các vùng biển tạm gọi là tranh chấp, nhưng lần này thì Trung Quốc lại phá cáp tàu Việt Nam ngay trong vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của ta thì quá nguy hiểm.
Trung Quốc đang cố gắng biến những vùng không tranh chấp thành tranh chấp, nhằm minh chứng cho đường lưỡi bò của họ. Điểm mới lần này là Trung Quốc đã làm một việc quá sai như vậy.
Giáo sư Lưu Văn Đạt. Ảnh: Minh Tuấn. |
Dưới góc độ pháp lý, Giáo sư đánh giá thế nào về hành động của Trung Quốc?
Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, vi phạm Luật Biển. Vùng biển đó hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam, đây không phải khu vực tranh chấp. Trung Quốc không có bất cứ quyền gì để vào khu vực này. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định điều này.
Vấn đề là nếu kiện thì kiện ra toà án nào?
Bây giờ nếu đưa vấn đề này ra thì không thể đưa riêng vụ cắt cáp này ra mà rộng hơn là vấn đề biển Đông. Cho nên, cần giải đáp toàn diện. Đây là vấn đề liên quan an ninh hàng hải. Chúng ta có thể mời các chuyên gia luật pháp quốc tế.
Giáo sư có nhận xét gì về ứng xử của Việt Nam trong sự kiện vừa rồi?
Theo tôi, Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối là rất cần thiết. Đấu tranh ngoại giao cực kỳ quan trọng. Tôi hoan nghênh phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nhưng đấy mới là tỏ thái độ. Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý của vụ việc để chuẩn bị khả năng đưa ra tòa án quốc tế.
Minh Tuấn thực hiện