Lạm phát còn tăng tới đâu?

Bữa cơm trong mùa giá cả leo thang Ảnh: Hồng Vĩnh
Bữa cơm trong mùa giá cả leo thang Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước 4 tháng đầu năm 2011 tăng tới 9,64%. Mức lạm phát tăng cao, khiến người gửi tiền ngân hàng gần như bị âm, dù lãi suất khá cao...

> Tăng hiệu quả, tái cơ cấu nền kinh tế
> Tăng 3,32%, CPI tháng 4-2011 cao nhất 3 năm gần đây

Bữa cơm trong mùa giá cả leo thang Ảnh: Hồng Vĩnh
Bữa cơm trong mùa giá cả leo thang. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Lãi suất tiết kiệm không bù được lạm phát

Đầu tháng 2 năm nay, chị Hằng (phố Phương Mai- Hà Nội) gửi tiết kiệm tại Ngân hàng BIDV 110 triệu đồng với lãi suất 14%/năm. Sau 3 tháng đáo hạn, cuối tuần trước chị rút về, thu lãi cả thảy 3.850.000 đồng. “Tôi tính ra số tiền lãi mình được hưởng chỉ tăng khoảng 3,5%. Trong khi đó, lạm phát bốn tháng đã gần 10%. Như vậy, số tiền lãi chưa bù được một nửa mức lạm phát”- Chị Hằng nhẩm tính.

Cũng tương tự, với khoản tiền hơn 300 triệu đồng tiết kiệm nhẩm tính không đủ mua đất lại trong bối cảnh vàng, USD bị quản chặt, đầu tháng 3, anh Nguyễn Văn Lộc (phố Nguyễn Du) đã quyết định gửi tiết kiệm.

“Hôm đó nếu tôi mua vàng, khi đó giá chỉ ở mức 35,6 triệu đồng/lượng để đến bây giờ cũng lãi được gần 15 triệu. Trong khi lãi ngân hàng cả tháng qua mới được 5 triệu. Tính ra đầu tư vàng vẫn “dương” hơn tiết kiệm” - anh Lộc nói.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong điều kiện này, mức lãi suất khó thực dương nếu lạm phát tiếp tục xu hướng tăng.

“Đây sẽ là một bài toán khó với các ngân hàng, bởi chắc chắn người dân sẽ e ngại khi gửi tiền, dẫn tới việc huy động khó khăn. Các ngân hàng phải tiếp tục giảm chi phí, thay vì đẩy lãi vay (có ngân hàng chào vay tiêu dùng tới 26%/năm). Lạm phát sẽ còn tăng nữa, đã xuất hiện yếu tố giá cả tăng nóng như năm 2008 (CPI năm 2008 tăng 23%- PV).

Hiện, khó khăn đang đến với một bộ phận người lao động làm công ăn lương và người có thu nhập thấp trong xã hội, trong bối cảnh này Chính phủ chỉ có thể tính đến điều chỉnh lương, tăng hỗ trợ hộ nghèo”- Ông Kiêm nói.

Lạm phát tăng tác động trực tiếp đến mâm cơm của đại bộ phận người dân Ảnh: Hồng Vĩnh
Lạm phát tăng tác động trực tiếp đến mâm cơm của đại bộ phận
người dân. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Lạm phát còn tăng tới đâu?

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, lý do chính khiến CPI 4 tháng đầu năm lên tới 9,64% là tác động tăng giá đầu vào các mặt hàng cộng với chi phí đẩy. Điện, than, xăng dầu tăng giá cộng với yếu tố tác động tâm lý cùng điều kiện tăng giá đầu vào của thế giới (vàng, dầu, USD) đã kích giá lên một mặt bằng mới khá cao.

Theo ông Kiêm, cách duy nhất để kiềm chế lạm phát thời điểm này là thắt chặt tiền tệ, thắt chặt chi tiêu ngân sách, đầu tư công. Thắt bây giờ sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp, sẽ có một bộ phận cực kỳ khó khăn nhưng phải chấp nhận, nếu không tác hại từ lạm phát tới nền kinh tế sẽ còn lớn hơn.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Quản lý giá, Bộ Tài chính, cho biết. “Hội đồng tư vấn tiền tệ đã họp, nhận định bản chất của đợt tăng giá vừa rồi vẫn là tiền nhiều hơn hàng (theo báo cáo của NHNN, tổng dư nợ tín dụng năm 2010 cao gấp 1,2 lần GDP trong khi các nước khác chỉ cho phép là 60%). Cùng với đó là tác động chi phí đẩy (hiệu ứng đồng loạt tăng giá các mặt hàng).

Phải đến tháng 6 này, chính sách tiền tệ mới có tác dụng rõ nét. Đúng là lạm phát năm nay sẽ ở mức cao, cố gắng phấn đấu không vượt qua mốc 11,75%, nhưng chúng tôi cũng biết là sẽ rất khó. Theo ông Thoả, gốc của vấn đề bây giờ là phải hút tiền về, bên cạnh tiếp tục cắt giảm mạnh đầu tư công.

Trong khi đó, dự báo giá các mặt hàng đầu vào như xăng dầu, than, điện vẫn có thể tiếp tục tăng khi Chính phủ đã công bố cho phép điều hành theo giá thị trường (điện được tăng 4 lần trong 1 năm; xăng dầu theo Nghị định 184 nếu trong 30 ngày vẫn tăng sẽ cho phép tăng giá).

Như vậy, CPI năm 2011 sẽ còn nhiều biến động? Ông Thỏa cho rằng, đã theo giá thị trường thì nếu đầu vào tăng phải cho tăng nhưng chỉ cho phép ở mức phù hợp. “Đơn cử như xăng dầu, dù biến động hay lạm phát cao đến mấy chúng tôi vẫn chỉ cho khống chế ở mức 600 đồng/lít cho toàn bộ chi phí của doanh nghiệp khi hạch toán giá thành. Mức đó mấy năm nay không thay đổi”- Ông Thỏa nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
TPO - Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
TPO - Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ảnh chụp từ video clip

Bạn đọc lên án bảo mẫu 'phù thủy' hành hạ trẻ

TPO - Sau khi đăng tải video clip quay cảnh bảo mẫu Trần Thị Phụng đạp chân lên người, giật tóc, hắt nước vào mặt cháu Hồ Thị Thúy Ngân, nhiều đọc giả không cầm được nước mắt, đồng thời phẫn nộ, lên án hành vi phi nhân tính của bảo mẫu ở Bình Dương.
Kinh doanh với một triệu đồng

Kinh doanh với một triệu đồng

TPO - Báo Tiền Phong mở diễn đàn Kinh doanh với một triệu đồng, nơi bạn đọc chia sẻ ý tưởng, đam mê kinh doanh hoặc câu chuyện thực tế liên quan đến khởi nghiệp từ số vốn rất ít. Bạn đọc có thể bình luận, phản hồi trực tiếp trên diễn đàn hoặc gửi thư chia sẻ ý tưởng về email thegioitre@tienphong.vn.
Ì ạch bước vào đời

Ì ạch bước vào đời

TPO - Thời xưa, người lính khoác ba lô rất nặng ra chiến trường để đảm bảo cho chiến thắng và bảo vệ được sinh mạng mình. Thời nay, lẽ nào học sinh phải “hành quân” tới trường như các chú bộ đội thời chiến với chiếc ba lô đầy sách, nặng tới mức vẹo cả lưng.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)

Không nên bỏ HĐND quận, huyện, phường

TP - Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã dành cho PV Tiền Phong cuộc trao đổi xung quanh chủ trương thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường.
Duy lý và duy tình

Duy lý và duy tình

TPO - Xử lý vụ việc nào đó, dân Việt có thói quen duy tình, phương Tây thường dựa vào duy lý. Duy lý hay duy tình, cái nào lợi hơn. Quả thật khó nói, nhưng trong vụ việc tràn dầu của BP ở bên Mỹ và đầu độc sông Thị Vải của Vedan ở Việt Nam thì lý đã thắng tình.
Báo chí và phản biện

Báo chí và phản biện

TP - Báo chí là một trong những kênh phản biện xã hội hữu hiệu nhất. Từ phản biện có lẽ có xuất xứ từ các ý kiến nhận xét (khen, chê hoặc góp ý) của những người được yêu cầu (họ được gọi là các nhà phản biện) để đọc và cho ý kiến nhận xét về một luận văn nào đó.
Cháu bé bị hành hạ man rợ: Bạn đọc phẫn nộ!

Cháu bé bị hành hạ man rợ: Bạn đọc phẫn nộ!

TPO - Ngay sau khi Tiền Phong Online đưa tin về vụ việc cháu bé bị hành hạ dã man như thời trung cổ, hàng trăm bạn đọc đã lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ về hành vi dã man của hai vợ chồng chủ trại tôm và đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương.
'Khai đao…trảm ấn'

'Khai đao…trảm ấn'

TPO - Ở đâu trên thế giới này cũng vậy, phàm đã là người, hầu hết ai cũng muốn quyền cao chức trọng. Quan chức thường đi theo bổng lộc, giầu sang phú quí suốt một đời người, “một người làm quan, cả họ được nhờ”.