Xử trí nhanh bệnh ngoài da ở vùng lũ

Xử trí nhanh bệnh ngoài da ở vùng lũ
TP - Hỏi: Sau lũ, nhiều người dân ở quê tôi bị bệnh ngoài da. Xin hỏi bác sĩ làm gì để phòng tránh bệnh. Nguyễn N. (Ng. Nam - Quảng Trạch, Quảng Bình)

Trả lời:

Các bệnh thường gặp khi sống chung với lũ là nhiễm trùng - nhiễm nấm kẽ chân, mề đay do nước mưa, chàm, nứt nẻ, ghẻ ngứa hay nấm bẹn, nấm thân. Tất cả những loại bệnh này khi mắc phải đều có một số liệu pháp tạm thời, nhằm giúp hạn chế được phần nào hậu quả.

Khi gặp bệnh nhiễm trùng – nhiễm nấm kẽ chân do vi trùng và nấm men (nấm candida), cần ngâm chân vào nước ấm với thuốc tím pha loãng ngay sau khi phải lội mưa về nhà. Dùng bông hay gạc lau rửa nhẹ kẽ chân, gót chân và giữ cho bàn chân, kẽ chân luôn khô ráo.

Liệu pháp tức thời để trị bệnh mề đay do gió lạnh, do nước mưa là phải tự bảo vệ tránh luồng gió lạnh, tránh mưa. Khi về đến nhà không nên thay đồ ngay. Phải sinh hoạt trong nhà khoảng nửa giờ để quen với nhiệt độ trong nhà. Nếu thay đồ ngay, mề đay có thể xuất hiện, do sự khác biệt nhiệt độ ở hai môi trường ấm và lạnh.

Ghẻ ngứa là bệnh xuất hiện nhiều trong điều kiện vệ sinh kém do thiếu nước sinh hoạt. Bệnh nhân thường bị ngứa về đêm cộng với cào gãi, mụn nước có thể vỡ gây nhiễm trùng thứ phát. Khi mắc bệnh ghẻ ngứa cần nấu luộc quần áo cẩn thận bằng nước sôi. Có thể dùng thêm thuốc chống ngứa hay kháng sinh phổ rộng nếu có bội nhiễm.

Cũng phát sinh từ điều kiện mất vệ sinh, bệnh nấm da đặc biệt là nấm bẹn và nấm thân sẽ phát triển. Khi đó da nổi những đốm màu hồng giới hạn rõ, có mụn nước ở rìa, bề mặt đóng vảy, ít , ngứa nhiều, nhất là khi ra mồ hôi. Thường xuất hiện ở bẹn, háng, bụng, lưng, những vùng da có tiết mồ hôi nhiều, ẩm ướt. Đối với bệnh nấm da, không được mặc quần áo ẩm. Phải giặt luộc áo quần bằng nước sôi…

Trong trường hợp những xử lý nêu trên không hiệu quả thì sau khi nước rút, nên đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

BS Lý Hữu Đức
(Bệnh viện Da Liễu TPHCM)

MỚI - NÓNG
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.