Xót xa tác phẩm điêu khắc bên bờ sông Hương

Xót xa tác phẩm điêu khắc bên bờ sông Hương
TP- Sự thơ mộng và sự khác biệt của bờ nam sông Hương (TP Huế) so với các nơi là công viên với nhiều tác phẩm điêu khắc rất độc đáo của nghệ nhân trong nước cũng như các nghệ nhân nước ngoài, tham gia Trại Sáng tác Điêu khắc Quốc tế  những năm 1998, 2002.

Các tác phẩm sau cuộc thi được đặt ở các Công viên 3 tháng 2, Công viên Tuổi Trẻ (Công viên Lê Lợi), tạo ra nét đẹp và gây ấn tượng cho du khách trong và ngoài nước.

Thế nhưng, sau nhiều năm “nằm” ở công viên, các tác phẩm này đã có dấu hiệu xuống cấp và hư hỏng nặng.

Hầu hết, các tác phẩm điêu khắc đều được làm từ chất liệu composite (nhựa tổng hợp), sắt, xi măng, đá…. Những chất liệu này nếu để nắng mưa ngoài trời sau một thời gian sẽ biến dạng và hư hỏng.“Khi mới dựng ở công viên các tác phẩm này rất đẹp, nhiều du khách còn lấy nó làm điểm để chớp ảnh. Thế mà, giờ đây đã xuống cấp lắm rồi, nhiều người còn không để ý đến sự hiện diện của nó nữa”.

Chú Nguyễn Thanh Sơn một thợ nhiếp ảnh giọng buồn buồn cho biết. Tác phẩm “Tuổi của sông Hương” của tác giả Trần Luân Tín) làm từ chất liệu nhựa tổng hợp và đá granit tham gia trại sáng tác “Ấn tượng Huế - Việt Nam 1998” đang có dấu hiệu bị hỏng nặng. Hai bên phần hông đã rạn nứt, màu sắc của tác phẩm không còn nguyên trạng.

Tại Công viên 3 tháng 2, tác phẩm “Hoa Trinh nữ” rất đẹp của tác giả Toym Deleon I Mao,JR (Philippines) được đặt ở đây từ năm 2002 nhưng nay đã cụt đi 3 bàn tay, trong đó có hai bàn tay đã mất hết.

Nhiều tác phẩm lớn có kết cấu bền vững với nắng mưa ( như đá cẩm thạch, đá granit…) cũng nhanh chóng biến thành “nhật kí” để ghi lại những kỉ niệm, khắc tên người mình yêu với những lời mùi mẫn của nhiều du khách trẻ khi vào thăm công viên.

Tác phẩm “ Sự xói mòn” của tác giả Herve Benerd (Thụy Sĩ) làm từ đá cẩm thạch trắng nay bị kẻ vẽ trên đó rất nhiều. Các cơ quan chức năng cần có giải pháp thiết thực để bảo vệ những tác phẩm điêu khắc nằm ở các công viên nói trên.

MỚI - NÓNG