Xóa xong 'rác trời', rối bời 'rác đất'

Do tủ điện áp và dây điện loằng ngoằng, cổng chính trường mầm non B (Hoàn Kiếm) đã phải đóng cửa
Do tủ điện áp và dây điện loằng ngoằng, cổng chính trường mầm non B (Hoàn Kiếm) đã phải đóng cửa
TP - Vừa qua, UBND TP Hà Nội có chủ trương ngầm hóa lưới điện. Tuy nhiên, nhiều dự án thực hiện xong cũng là lúc người dân phải giẫm lên dây điện để đi.
Do tủ điện áp và dây điện loằng ngoằng, cổng chính trường mầm non B (Hoàn Kiếm) đã phải đóng cửa
Do tủ điện áp và dây điện loằng ngoằng, cổng chính trường mầm non B (Hoàn Kiếm) đã phải đóng cửa . Ảnh: T. Đảng

Gần đây, cổng chính ra vào của trường mầm non B (Hoàn Kiếm), phải đóng cửa kín bưng. Một số bảo vệ nhà trường cho hay, kể từ khi dự án hạ ngầm cáp điện triển khai trên phố Phan Chu Trinh, trước cổng trường mầm non B xuất hiện một tủ điện áp với dây nhợ loằng ngoằng.

Sợ các cháu và phụ huynh đi lại vướng vào nên nhà trường phải đóng cổng chính, mở cổng phụ. Quan sát phố Phan Chu Trinh đoạn qua trường mầm non B phóng viên ghi nhận, tuy hệ thống dây nổi đã được hạ ngầm, nhưng khu vực này được đặt tới 3 tủ điện áp, cùng dây nhợ trên vỉa hè.

Là một trong những tuyến phố sớm hoàn thành ngầm hóa dây điện, nhưng việc có trên chục tủ điện áp, hộp đấu nối đặt chình ình trên vỉa hè và bố trí đường dây ngầm vào nhà dân không hợp lý đang khiến nhiều người dân trên phố Tràng Tiền - Hàng Khay bức xúc.

Ông Nguyễn Văn Tư, Tổ trưởng tổ dân phố số 8, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm cho rằng, việc hạ ngầm sẽ rất gọn gàng nếu như các đơn vị thi công đưa hết hệ thống đấu nối, đường dây đi ngầm vào các hộ lùi sâu trong các ngõ.

"Để dây và các tụ điện áp vẫn nổi hết trên vỉa hè nên sẽ rất nguy hiểm cho người dân nếu dây bị đứt gãy hoặc ngập nước", ông Tư lo lắng. Cũng theo nhiều người dân ở phường Tràng Tiền, do hệ thống dây nhợ vẫn ngổn ngang trên vỉa hè nên cuối tháng 11 vừa qua, hai công nhân lắp đặt hệ thống đường ống thoát nước trên phố Lê Trực (quận Ba Đình) đã bị điện giật bất tỉnh.

Tình trạng trên cũng diễn ra với các tuyến phố vừa hoàn thành hạ ngầm như: Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm); Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn (quận Đống Đa); Bạch Mai- Phố Huế (quận Hai Bà Trưng); Kim Mã - Nguyễn Thái Học (quận Ba Đình); Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng (quận Cầu Giấy)…

Gặp khó từ phía người dân?

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, để chỉnh trang lại các tuyến phố và chuẩn bị cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, thời gian qua UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt 29 dự án hạ ngầm đường dây đi nổi kết hợp với chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật trên gần 50 tuyến phố.

Các dự án này được giao cho Sở GTVT, Sở Xây dựng, quận Hoàn Kiếm, quận Long Biên, quận Cầu Giấy và một số đơn vị chuyên trách làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, gần đây, người dân trên nhiều tuyến phố được hạ ngầm bắt đầu phản ánh sự bất cập của một số hạng mục thi công của các dự án hạ ngầm.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Quang Hà, Phó Giám đốc Ban Quản lý giao thông đô thị, Sở GTVT Hà Nội (chủ đầu tư dự án chỉnh trang, hạ ngầm các tuyến phố Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn) cho biết, việc lắp đặt các tủ điện áp và tủ phân dây, đơn vị thi công đã làm theo đúng thiết kế của ngành điện.

Về hệ thống đường dây đi ngầm vào các hộ dân, ông Hà cho rằng: "Trong quá trình triển khai hạng mục này đơn vị thi công đã gặp phải sự bất hợp tác của người dân khi họ không cho đào xới để đưa dây sâu vào các ngõ, ngoài ra việc lắp đặt công-tơ cũng gặp khó khăn vì các chủ hộ mặt phố không cho treo nên chúng tôi phải bố trí trên vỉa hè".

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng Ban quản lý Hồ Gươm - UBND quận Hoàn Kiếm (chủ đầu tư dự án chỉnh trang, hạ ngầm các tuyến phố Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi) cũng cho biết, quận và ban sẽ yêu cầu các đơn vị thi công rà soát, kiểm tra lại để có những điều chỉnh hợp lý.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.