Xăng dầu đồng loạt giảm giá

Xăng dầu đồng loạt giảm giá
TPO - Ngày 9/4, Bộ Tài chính có văn bản hỏa tốc gửi các các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối phải giảm giá bán xăng dầu trước thời điểm 18 giờ cùng ngày.

> Dịch vụ, hàng hóa rục rịch tăng theo giá xăng
> Xăng tăng giá do hết quỹ bình ổn

Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN
Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN.

Theo đó, ngày 9/4, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hoàng Tuấn Anh đã ký văn bản số 4391 gửi hỏa tốc tới các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối về việc điều chỉnh giá bán xăng dầu. Thời điểm điều chính giá bán xăng dầu trong nước do doanh nghiệp tự quyết định nhưng không được muộn hơn 18 giờ ngày 9/4.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối có trách nhiệm quản lý các tổng đại lý, đại lý trong hệ thống kinh doanh của mình, thực hiện đúng các quy định hiện hành về thù lao hoa hồng để làm biến động thị trường dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh.

Chiều cùng ngày, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Ngọc Năm - Phó TGĐ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, xăng sẽ giảm 500 đồng/lít, từ 24.550 đồng/lít về mức 24.050 đồng/lít; dầu diesel và dầu hỏa giảm 450 đồng/lít. Theo ông Năm, việc điều chỉnh này được áp dụng trong toàn hệ thống của Petrolimex và các đại lý. Chiều cùng ngày, đại diện một số doanh nghiệp đầu mối cũng cho biết, việc giảm giá xăng dầu sẽ áp dụng vào lúc 18h.

Cụ thể, với hệ thống đại lý của Petrolimex, mức giá mới sau khi điều chỉnh cụ thể như sau: xăng RON95 là 19.550 đồng/lít; xăng RON92 là 24.050 đồng/lít; dầu diesel 0,5S là 21.450 đồng/lít; dầu hỏa cũng có mức giá mới là 21.600 đồng/lít. Riêng dầu mazut vẫn giữ mức giá hiện hành là 17.650/lít.

Theo lãnh đạo Petrolimex, việc giảm giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá. Một số doanh nghiệp đầu mối khác cũng cho biết sẽ cân nhắc giảm các mặt hàng xăng đầu.

Còn theo lý giải của Bộ Tài chính, sở dĩ yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu giảm giá là nhằm phù hợp với diễn biến của giá cơ sở và phù hợp với các quy định tại Nghị định 84 của Chính phủ. Mục đích là nhằm tạo lập mặt bằng giá bán xăng dầu cạnh tranh trong nước, nhưng tối thiểu không thấp hơn mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở. Riêng mặt hàng dầu madut có mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở không lớn nên doanh nghiệp giữ ổn định như hiện hành.

Ngoài ra, cũng theo Bộ Tài chính, trên cơ sở đề nghị của Petrolimex về việc đăng ký giá bán xăng dầu, Liên bộ Tài chính - Công Thương cho rằng, nguyên tắc tính toán giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu để điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong bối cảnh hiện nay là: tính giá cơ sở theo giá bình quân 30 ngày của giá xăng dầu thành phẩm thế giới đến hết ngày 8/4 và các tính toán khác theo quy định tại Nghị định 84. Ngoài ra, liên bộ cũng yêu cầu các doanh nghiệp giữ ổn định thuế suất nhập khẩu các chủng loại xăng dầu như hiện hành.

Phong Cầm

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.