Vụ cưỡng chế nhà vườn 'triệt hạ' luôn cả cây xanh, hồ cá: Yêu cầu báo cáo kết quả kiểm tra trước ngày 10/10

TPO - Ban Nội chính Tỉnh uỷ Ninh Bình vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Tam Điệp đề nghị kiểm tra, xem xét, giải quyết việc cưỡng chế 16 công trình cùng hàng trăm cây xanh của công dân bị triệt hạ tại đồi Ba Mào, xã Quang Sơn, TP Tam Điệp.

Cụ thể, ngày 28/8, Ban Nội chính Tỉnh uỷ Ninh Bình có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Tam Điệp đề nghị kiểm tra, xem xét, giải quyết nội dung đơn của ông Hà Tuấn Cường (trú TP Ninh Bình); trả lời công dân, báo cáo kết quả Ban Nội chính Tỉnh uỷ trước ngày 10/10/2024.

Theo đơn phản ánh của ông Hà Tuấn Cường, trước năm 2017, gia đình ông đã làm việc khai thác mỏ cho Công ty TNHH Xây dựng Thống Nhất (Công ty Thống Nhất) tại khu vực đồi Ba Mào, Trại Vòng, xã Quang Sơn, TP Tam Điệp, Ninh Bình. Đến năm 2017, khi dự án khai thác mỏ hết hạn, Công ty Thống Nhất đã chuyển đi, nhưng nhà nước không thu hồi diện tích đất mà công ty đã làm nhà văn phòng và xưởng.

Để tránh tình trạng đất hoang hóa, gia đình ông Cường đã mua thêm 120.000 m² đất từ các hộ dân thuộc Nông trường Đồng Giao (thuộc địa bàn xã Quang Sơn, TP Tam Điệp). Những diện tích đất này đã được gia đình ông Cường sử dụng để sinh sống, sản xuất nông nghiệp, và chăn nuôi.

Vụ cưỡng chế nhà vườn 'triệt hạ' luôn cả cây xanh, hồ cá: Yêu cầu báo cáo kết quả kiểm tra trước ngày 10/10 ảnh 1

Cây tùng cảnh bị nhổ tận gốc.

Vụ cưỡng chế nhà vườn 'triệt hạ' luôn cả cây xanh, hồ cá: Yêu cầu báo cáo kết quả kiểm tra trước ngày 10/10 ảnh 2

Nhiều cây xanh có giá trị bị tàn phá. Ảnh: N.L

“Trong suốt thời gian từ năm 2019 – 2023, chính quyền địa phương không hề có ý kiến gì trong việc giúp đỡ tôi, hoặc ngăn chặn việc làm của tôi. Đến cuối năm 2023, UBND TP Tam Điệp ban hành quyết định cưỡng chế, yêu cầu gia đình tôi phải khắc phục hậu quả bằng cách tự tháo dỡ công trình xây dựng trên đất hoặc sẽ bị cưỡng chế”, ông Cường nói.

Ông Cường cho biết, gia đình chấp hành, đồng thời ký hợp đồng với đơn vị tháo dỡ và đã tháo dỡ được 80% công trình nhưng do trùng thời gian lễ Quốc tang và mưa liên miên, nên việc tháo dỡ bị chậm trễ.

Vụ cưỡng chế nhà vườn 'triệt hạ' luôn cả cây xanh, hồ cá: Yêu cầu báo cáo kết quả kiểm tra trước ngày 10/10 ảnh 3

Nhiều tài sản bị phá nát.

"Thế nhưng, ngày 31/7/2024, ông Tống Đức Thuận, Phó Chủ tịch UBND TP Tam Điệp đã chỉ đạo khoảng 150 người cùng nhiều máy móc vào khu đất nhà tôi để thực hiện cưỡng chế. Tính đến nay, tài sản của gia đình tôi đã bị phá hủy hoàn toàn, bao gồm công trình xây dựng, chậu hoa cây cảnh, cây ăn quả, và vật nuôi" - ông Cường nêu trong đơn và cho biết, cây xanh, cây ăn quả, cây cảnh, hồ cá và vật nuôi không nằm trong thông báo cưỡng chế và cũng không thuộc diện phải cưỡng chế.

Ông Cường đã cung cấp sao kê cho thấy đã chi hơn 200 triệu đồng để mua cây trồng và vật nuôi.

Trước đó, Chủ tịch UBND TP Tam Điệp đã ban hành quyết định và thông báo về việc tổ chức cưỡng chế để buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với 16 công trình của ông Hà Tuấn Cường tại xã Quang Sơn, TP Tam Điệp. Thời gian thực hiện từ 7h30 đến 17h ngày 25/7/2024. Tuy nhiên, do thời điểm này đúng dịp Quốc tang nên UBND TP Tam điệp lùi kế hoạch cưỡng chế vào ngày 31/7/2024. Thời gian thực hiện từ 7h30, ngày 31/7.

UBND TP Tam Điệp đưa ra dự toán dự kiến vụ cưỡng chế tiêu tốn khoảng hơn 350 triệu đồng.

MỚI - NÓNG
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
TPO - Hàng nghìn khối vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải nhựa, đá tảng, bê tông thải loại từ khu vực đập La Ỷ (cạnh sông Hương đoạn qua phường Phú Thượng, TP. Huế) đổ vào sân bóng, khu dân cư, trường học, gây nguy cơ biến đổi hiện trạng sử dụng đất, làm ô nhiễm môi trường...