Về xếp hạng những ngân hàng đang niêm yết, phân tích của công ty này cho thấy: Hiện thực phát triển của lĩnh vực ngân hàng bị cản trở bởi tâm lý nghi ngờ của nhà đầu tư. Phần lớn các công ty môi giới tại Việt Nam vẫn đánh giá thấp cổ phiếu ngân hàng.
Điểm cốt lõi của các công ty này là do số liệu hệ thống toàn ngành của NHNN thay vì phân tích tài chính của công ty. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần quan tâm về tình hình kinh doanh của ngân hàng phiếu niêm yết và có lý do để tin rằng nhìn chung từ nay trở đi tình hình sẽ không xấu đi. Hệ thống ngân hàng không còn rủi ro mang tính dây chuyền. Thậm chí, nếu nhà đầu tư muốn có một cái nhìn lạc quan đối với triển vọng kinh tế Việt Nam, có thể nhìn thấy sức tăng trưởng ấn tượng của ngành hàng tiêu dùng, lĩnh vực ngân hàng sẽ phát triển mạnh nhất trong thời gian tới. Ngành ngân hàng Việt Nam có sự phân nhóm, trong đó VCB vượt trội hơn hẳn so với các ngân hàng khác.
Tính đến hết quý 3, lợi nhuận trước dự phòng của VCB đạt 7.700 tỷ đồng, tăng 9,3% so với 9 tháng đầu năm 2013 và kết quả này phù hợp với dự báo cả năm là 9.800 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ lãi cận biên (NIM) 9 tháng đầu năm 2014 đạt 2,33%, thấp hơn so với dự báo cả năm là 2,36%, nhưng bù lại, tăng trưởng tín dụng đạt 10,2%, mà đến cuối năm sẽ vượt dự báo 13,4% .
Một điểm khác nữa của VCB so với hai ngân hàng ACB và STB là lãi, phí phải thu của VCB đang trên đà giảm, do đó, VCB hiện đang thu được nhiều tiền mặt hơn so với số liệu mà ngân hàng này ghi nhận trong doanh thu từ lãi, khoảng chênh lệch này tương đương 3% thu nhập từ lãi vay. Nợ Nhóm 2 tại VCB giảm xuống 7,2% trong Quý 3/2014 từ mức 8,3% tính vào thời điểm cuối năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu đạt 2,5% trong Quý 3/2014, so với mức 3,1% trong Quý 2/2014. Theo giới phân tích, xét trên tổng thể, dường như các kết quả của VCB đều có sự cải thiện tốt.