Vì sao Hollywood yêu mến “Nữ hoàng”?

Vì sao Hollywood yêu mến “Nữ hoàng”?
TP - Kể từ khi các cố vấn của Nữ hoàng Elizabeth II khuyên bà hòa nhịp hơn với công chúng thì việc hoàng gia gửi lời chúc mừng những người được đề cử Oscar đã trở nên quen thuộc.
Vì sao Hollywood yêu mến “Nữ hoàng”? ảnh 1
 Một cảnh trong phim Nữ hoàng

Nhưng năm nay, hành động này khác thường hơn một chút khi bộ phim Anh giành 6 đề cử Oscar lại là tác phẩm về những nỗ lực của bà trong việc giành lấy thiện cảm của công chúng.

Sự nghiệp đạo diễn của Stephen Frears xứng đáng nhận vương miện bằng đề cử Oscar Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất, thế nhưng Nữ hoàng không phải tác phẩm ưu tú nhất của ông so với Hiệu giặt xinh đẹp của tôi (My Beautiful Laundrette) hay Những điều hay ho bẩn thỉu (Dirty Pretty Things).

Thám tử truyền hình Jane Tennison, vai diễn khiến Helen Mirren giành sự kính trọng khắp nơi, cũng toàn diện về cảm xúc và kỹ thuật hơn nữ hoàng.

Vì sao Hollywood yêu mến “Nữ hoàng”? ảnh 2
Diễn viên Helen Mirren nhận giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất của Hiệp hội diễn viên Mỹ hôm 28/1

Vậy điều gì khiến phim được yêu thích đến vậy. Mirren, trong lời cảm tạ đã đưa nhận xét thú vị: “Mọi người không phải đang bày tỏ tình yêu với tôi mà là với nữ hoàng”.

Hầu hết chiều dài phim mô tả một phụ nữ lỗi thời về lịch sử, cố chấp và lạnh lẽo, miễn cưỡng làm theo lời thủ tướng người mà bà coi thường. Liệu Mirren có đúng đắn khi cho rằng mọi người bày tỏ cảm giác “yêu thương” nhân vật cô đơn giá lạnh này.

Đúng là kịch bản của Peter Morgan xúc động, nhưng có cường điệu mà điển hình là cảnh nữ hoàng, như hiện thân phản đối săn bắn, đã cố gắng cứu một con hươu khỏi họng súng của chồng và cháu nội.

Người ta cho rằng, ẩn dụ này đã gây ra  tràng cười trong hoàng gia khi xem phim. “Bà đã săn bắn và treo chiến lợi phẩm lên trên tường”- một người nói.

Tuy nhiên, Mirren và Frears có thể nhận được trợ giúp từ bên trong nước Mỹ bởi động thái khác: Sự hạ giọng đầy tính toán của hoàng gia Anh khi hai hoàng tử William và Harry xuất hiện trên truyền hình Mỹ thông báo về buổi hòa nhạc tưởng niệm công nương Diana, người mẹ của mình.

Quan điểm của Mirren cũng không khác mấy so với lời giải thích phổ biến nhất về thành công của phim: Người Mỹ cảm thấy nhớ nhung và ao ước một nền quân chủ.

Một số nhà phê bình Paris cũng đưa quan điểm tương tự khi liên hệ với sự ngưỡng mộ mà phim giành được tại Pháp. Nhưng tại Mỹ, hơi bất thường nếu chân dung của thứ quyền lực gia tộc lại được ưa chuộng đến thế ở thời điểm hầu hết cử tri Mỹ đang hối tiếc khi trao quyền lực cho Bush, con một cựu tổng thống.

Cho nên, thành công của Nữ hoàng, đặc biệt là đối với cư dân Hollywood, chỉ bởi vì đó là một tụng ca cho chủ nghĩa cá nhân và tự quyết. Hãy thử quên đi tước vị của nhân vật chính để xem câu chuyện về một diễn viên nổi tiếng đang cố gắng giải quyết buồn đau gia đình phù hợp với địa vị của mình.

Người đó thấy mình bị truyền thông chế nhạo và hăm dọa, bị giằng xé giữa những chiến lược của các cố vấn và lời khuyên bảo của một chính trị gia.

Rất nhiều nam nữ tài tử và đạo diễn Hollywood- đang được đặt lên tờ phiếu Oscar, có thể đã nhìn thấy nhiều khía cạnh của tình huống này trong sự nghiệp, biết mình là nạn nhân của các bài xã luận khổ nhỏ, chính trị gia và chính quyền. Họ thấy Elizabeth II như ví dụ về những điều ẩn chứa trong điện ảnh Mỹ.

Cho nên, thành công của phim, một số người lập luận, không phải bởi mong ước thầm kín của người Mỹ về nền quân chủ, hay như Mirren gợi ý (mọi người phải lòng nhân vật bà hóa thân), mà là vì các nữ hoàng điện ảnh Hollywood thấy Nữ hoàng đâu đó trong mình.

Đăng Ngọc
Theo The Guardian

MỚI - NÓNG