Vì sao Đà Nẵng dừng phương án xây chợ Cồn thành trung tâm thương mại 900 tỷ đồng ?

0:00 / 0:00
0:00
Chợ Cồn một công trình có ý nghĩa lịch sử của TP Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Thành
Chợ Cồn một công trình có ý nghĩa lịch sử của TP Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Thành
TPO - Lãnh đạo TP Đà Nẵng vừa họp và thống nhất chủ trương giao Sở Công Thương lựa chọn đơn vị tư vấn lập phương án đầu tư, quản lý và khai thác chợ Cồn theo hướng duy trì chợ truyền thống, văn minh, hiện đại.

Trước đó, vào tháng 11/2019, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức cuộc thi tuyển phương án kiến trúc chợ Cồn. Tháng 6/2020, kết quả cuộc thi đã được công bố và trao giải thưởng. Theo đó, phương án đầu tư xây dựng chợ Cồn theo mô hình trung tâm thương mại gắn với chợ truyền thống được đầu tư theo hình thức PPP với quy mô dự kiến 900 tỷ đồng được lựa chọn.

Sở Công Thương Đà Nẵng cho biết: tại thời điểm thi tuyển và công bố kết quả, mô hình đầu tư này phù hợp với quy định tại Điều 4 Nghị định số 15 ngày 14/2/2015 của Chính phủ về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư theo Phương thức đối tác công tư có hiệu lực tháng 1/2021, các dự án hạ tầng thương mại không thuộc danh mục đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Chợ Cồn là công trình mang yếu tố lịch sử, là nơi phân phối sỉ của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Ngày nay, chợ Cồn là điểm đến của hầu hết các tour du lịch, của du khách khi đến Đà Nẵng.

Ngoài ra, phương án đầu tư xây dựng chợ Cồn theo mô hình Trung tâm thương mại gắn với chợ truyền thống là công trình có vốn đầu tư và quy mô xây dựng rất lớn; trong khi số lượng hộ kinh doanh tại chợ Cồn hiện nay là 2.011 hộ với diện tích mặt bằng sử dụng để kinh doanh hiện nay là hơn 5.334 m2.

Theo quy định, đối với “chợ tiêu chuẩn thiết kế”, diện tích tiêu chuẩn cho mỗi lô, sạp kinh doanh tối thiểu là 3,0m2, quy ra diện tích mặt bằng kinh doanh cho số lượng 2.011 hộ kinh doanh tại chợ Cồn tối thiểu là 6.033 m2. Vì vậy, phương án này không đảm bảo khả năng khai thác hiệu quả quy mô của công trình sau khi xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động. Ngoài ra, thực tế cho thấy các loại hình dịch vụ cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê hoạt động ở các tầng phía trên chợ truyền thống rất khó khai thác, kinh doanh kém hiệu quả.

Theo kết quả khảo sát ý kiến hộ kinh doanh về phương án đầu tư, xây dựng chợ Cồn, chỉ có 3.81% tiểu thương kinh doanh tại chợ được khảo sát muốn xây dựng lại chợ theo mô hình kết hợp chợ truyền thống với trung tâm thương mại và 0.44% tiểu thương muốn xây dựng trung tâm thương mại; chỉ có tỉ lệ rất nhỏ 0.06% tiểu thương kinh doanh tại chợ được khảo sát ủng hộ phương án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Cũng theo Sở Công Thương Đà Nẵng, chợ Cồn là công trình mang yếu tố lịch sử, là nơi phân phối sỉ của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Ngày nay, chợ Cồn là điểm đến của hầu hết các tour du lịch, của du khách khi đến Đà Nẵng.

“Sức hút của chợ Cồn không chỉ nhờ vào sự đa dạng và phong phú của các mặt hàng mà còn nhờ vào những đặc trưng riêng biệt của một chợ truyền thống còn sót lại, nằm ngay tại trung tâm thành phố. Chợ Cồn hoạt động theo hình thức chợ truyền thống đã, đang và sẽ là đặc trưng, biểu tượng lịch sử, văn hóa của nhân dân thành phố, phù hợp với nguyện vọng của người dân”, lãnh đạo Sở Công Thương cho biết.

Sở Công thương Đà Nẵng cho biết: Qua phân tích, phương án đầu tư xây dựng chợ Cồn thành Trung tâm thương mại hiện nay không thể thực hiện theo hình thức đầu tư đối tác công tư, không thuộc danh mục được phân bổ vốn đầu tư công, không nhận được sự đồng thuận cao của tiểu thương nên sẽ dễ dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, cũng như không đảm bảo khả năng khai thác hiệu quả của công trình.

Sở Công Thương đề nghị UBND TP thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng chợ Cồn theo mô hình chợ truyền thống, văn minh, hiện đại với quy mô vốn đầu tư dự kiến khoảng 500 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được nêu tại Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định duy trì các chợ truyền thống, phát huy giá trị của chợ văn minh truyền thống chợ Hàn, chợ Cồn. Vì vậy, việc duy trì chợ Cồn hoạt động theo mô hình chợ truyền thống cũng như đầu tư, xây dựng chợ Cồn theo mô hình chợ truyền thống văn minh, hiện đại là lựa chọn phù hợp

Trên cơ sở đó, Sở Công Thương đề nghị UBND TP thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng chợ Cồn theo mô hình chợ truyền thống, văn minh, hiện đại với quy mô vốn đầu tư dự kiến khoảng 500 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.