Vi khuẩn từ đáy đại dương giúp điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Vi khuẩn từ đáy đại dương giúp điều trị ung thư tuyến tiền liệt
TPO - Một thử nghiệm mới đây đã chỉ ra một phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt dựa trên vi khuẩn sống ở đáy đại dương khiến cho một nửa số bệnh nhân hồi phục.

Liệu pháp này được thực hiện bằng cách tiêm một loại thuốc nhạy sáng vào mạch máu rồi kích hoạt thuốc này để phá hủy khối u, đồng thời không gây tổn hại tới các mô khỏe mạnh.

Nghiên cứu này được xuất bản trên Tạp chí Y khoa Lancet Oncology phát hiện khoảng một nửa (49%) trong số 413 bệnh nhân có tỉ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp sau khi qua điều trị đã đi đến hồi phục hoàn toàn. Còn với các bệnh nhân trong nhóm không được điều trị thì chỉ có 13,5% trong số họ thuyên giảm. 

“Những kết quả này đem lại tin vui cho các bệnh nhân nam mới mắc ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu, cung cấp một phương pháp điều trị có khả năng tiêu diệt ung thư mà không phải loại bỏ hay phá hủy tuyến tiền liệt”, theo người đứng đầu nghiên cứu GS. Mark Emberton, Hiệu trưởng kiêm Bác sĩ tham vấn khoa niệu của trường ĐH Luân Đôn (UCL).

“Đây thực sự là một bước nhảy vọt quan trọng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt vốn đã từng tụt lại nhiều thập kỉ phía sau các bệnh ung thư ác tính khác như ung thư vú.

Năm 1975, hầu hết các bệnh nhân mắc ung thư vú phải trải qua thủ thuật cắt bỏ vú định kì, nhưng kể từ đó, các phương pháp điều trị đã nhanh chóng phát triển và hiện chúng ta hiếm khi phải cắt bỏ vú hoàn toàn. Đối với ung thư tuyến tiền liệt, chúng ta vẫn thường cắt bỏ hoặc chiếu xạ toàn bộ tuyến tiền liệt, vì thế thành công trong phương pháp điều trị giữ lại mô này thực sự được hoan nghênh”.

Loại thuốc được dùng trong quy trình này có tên WST11, có nguồn gốc từ các vi khuẩn sống ở đáy đại dương.

Để tồn tại dưới điều kiện cực kì ít ánh sáng mặt trời, các vi khuẩn này đã tiến hóa để chuyển ánh sáng thành năng lượng với hiệu suất đáng kinh ngạc. Đặc tính này đã được khai tác để phát triển WST11, một hợp chất giải phóng các gốc tự do nhằm tiêu diệt các tế bào xung quanh khi có ánh sáng laze kích hoạt. 

Các khối u được xác định thông qua kĩ thuật quét MRI; sau đó, thuốc được đưa tới đúng vị trí trước khi chúng được kích hoạt. 

Hiện tại, những người đàn ông có tỉ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp đang chịu “giám sát chủ động”, nghĩa là căn bệnh được theo dõi và chỉ được điều trị khi nó trở nên nghiêm trọng hơn.

Liệu pháp điều trị tận gốc, bao gồm phẫu thuật loại bỏ hoặc chiếu xạ toàn bộ tuyến tiền liệt, gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng về lâu dài, vì thế chỉ được áp dụng để trị các bệnh ung thư có tỉ lệ rủi ro cao.

Liệu pháp điều trị tận gốc gây ra các vấn đề cương cứng kéo dài, và khoảng một phần năm số bệnh nhân cũng chịu tình trạng mất kiểm soát.

Ngược lại, liệu pháp sử dụng thuốc nhạy sáng này chỉ gây ra các vấn đề cương cứng và tiết liệu tạm thời mà sẽ chấm dứt chỉ trong 3 tháng, và không còn gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau 2 năm.

Trong thử nghiệm này, chỉ 6% bệnh nhân sau điều trị cần tới liệu pháp điều trị tận gốc; trong khi đó, có tới 30% bệnh nhân nằm trong nhóm chịu “giám sát chủ động” phải nhờ tới liệu pháp này.

Ở các bệnh nhân trải qua liệu pháp sử dụng thuốc nhạy sáng, nguy cơ bệnh ung thư chuyển sang giai đoạn nguy hiểm thấp hơn 3 lần, và thời gian điều trị trung bình đã tăng gấp đôi từ 14 tháng lên 28 tháng.

“Các quy trình mới nhìn chung đi liền với một trình độ nhất định nhưng sự ít phức tạp trong thử nghiệm lại cho thấy phương pháp điều trị này an toàn, hiệu quả và khá dễ dàng nhân rộng”, GS. Emberton cho biết thêm.

“Chúng ta cũng có thể mong đợi phương pháp điều trị này sẽ chính xác hơn nhiều nếu ngay từ bây giờ chúng ta lặp đi lặp lại nó, bởi công nghệ đã tiến một bước xa kể từ khi nghiên cứu này bắt đầu năm 2011.
Hiện chúng tôi đã có thể định vị ung thư tuyến tiền liệt sử dụng kĩ thuật quét MRI (Chụp hình cộng hưởng từ trường) cũng như các sinh tiết đã đề ra, cho phép tiếp cận có mục tiêu hơn đối với chẩn đoán và điều trị. Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi có thể xác định được những người đàn ông nào có thể được lợi từ phương pháp điều trị này và thực hiện điều trị khối u của họ chính xác hơn”.

Liệu pháp này do các nhà khoa học tại Viện Khoa học Weizmann, Israel hợp tác với Công ty công nghệ sinh học STEBA ở Luxembourg phát triển, và thử nghiệm giai đoạn 1, 2 và 3 ở Châu Âu đều được thực hiện bởi trường ĐH Luân Đôn.

Phương pháp điều trị này hiện đang được Cơ quan thuốc Châu Âu EMA xem xét và nếu vượt qua sẽ cần phải được thông qua bởi Viện Y tế Quốc gia về Chất lượng điều trị (NICE), Vương quốc Anh trước khi có thể được sử dụng ở Sở Y tế Quốc dân.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.