Vào vùng lõi hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận được khai thác làm hồ thủy lợi Ka-Pét

TPO - Lãnh đạo Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận khẳng định, vị trí làm dự án phần lớn là rừng hỗn giao, trước đây đã từng khai thác. Vị trí còn rừng còn nhiều nhất là hai bên sông Bà Bích, nơi dự kiến sẽ làm đập ngăn để tích trữ nước.
Vào vùng lõi hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận được khai thác làm hồ thủy lợi Ka-Pét ảnh 1

Sáng 6/9, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận do ông Lê Thanh Sơn (áo xanh lam), Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh dẫn đầu đã vào rừng thuộc khu vực thực hiện dự án hồ thuỷ lợi Ka-Pét ở huyện Hàm Thuận Nam để khảo sát thực tế.

Vào vùng lõi hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận được khai thác làm hồ thủy lợi Ka-Pét ảnh 2
Cùng tham gia đoàn khảo sát có đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Thuận.
Vào vùng lõi hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận được khai thác làm hồ thủy lợi Ka-Pét ảnh 3
Từ khu dân cư hiện hữu của xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đi vào vài cây số sẽ đến vùng lõi dự án hồ thủy lợi Ka-Pét.
Vào vùng lõi hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận được khai thác làm hồ thủy lợi Ka-Pét ảnh 4

Bên trong khu vực này có một con suối. Theo ông Sơn, quy hoạch làm hồ chứa nước tại đây đã có từ năm 1995. Do gặp nhiều khó khăn nên đến năm 2019 thì Quốc hội mới thông qua chủ trương dự án.

Vào vùng lõi hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận được khai thác làm hồ thủy lợi Ka-Pét ảnh 5

Phó giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Bình Thuận cho biết vị trí làm dự án phần lớn là rừng hỗn giao, trước đây đã từng khai thác.

Vào vùng lõi hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận được khai thác làm hồ thủy lợi Ka-Pét ảnh 6

Đến năm 2002, khi Chính phủ thực hiện chủ trương đóng cửa thì nơi đây được canh giữ nghiêm ngặt.

Vào vùng lõi hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận được khai thác làm hồ thủy lợi Ka-Pét ảnh 7

Nhiều ngày qua, cây căm xe cổ thụ được chia sẻ chóng mặt trên mạng. Tuy nhiên, ông Sơn khẳng định, cây căm xe nằm ngoài dự án.

Vào vùng lõi hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận được khai thác làm hồ thủy lợi Ka-Pét ảnh 8

Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Thuận khẳng định vị trí cây căm xe cổ thụ nằm ngoài dự án.

Vào vùng lõi hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận được khai thác làm hồ thủy lợi Ka-Pét ảnh 9

Dự án hồ chứa nước Ka-Pét ở huyện Hàm Thuận Nam đã được Quốc hội thông qua Nghị quyết đầu tư từ tháng 11 năm 2020 và điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư vào tháng 6/2023.

Vào vùng lõi hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận được khai thác làm hồ thủy lợi Ka-Pét ảnh 10

Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là gần 698 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp gần 680 ha và diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 18,01 ha. Đáng chú ý, trong gần 680 ha đất lâm nghiệp thì đất có rừng hơn 619 ha, gồm rừng đặc dụng gần 138 ha, rừng phòng hộ (0,51 ha), rừng sản xuất (440 ha), đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng (gần 41 ha) và đất không có rừng (hơn 60 ha).

Vào vùng lõi hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận được khai thác làm hồ thủy lợi Ka-Pét ảnh 11

Sau khi rừng được phá bỏ, những cây lâu năm sẽ được bán đấu giá cho đơn vị khai thác gỗ. Cơ quan chức năng đang làm thủ tục đấu thầu chọn đơn vị tư vấn định giá giá trị lâm sản để làm cơ sở tiến hành đấu giá. Đơn vị nào trúng thầu thì đẩy nhanh khai thác, bàn giao mặt bằng.

Theo thông tin từ Sở Thông tin truyền thông tỉnh Bình Thuận, chiều ngày 7/9, UBND tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức buổi họp báo thông tin về dự án hồ chứa nước Ka-Pét tại trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận.

Tại buổi họp báo, UBND tỉnh Bình Thuận sẽ thông tin đầy đủ dự án hồ chứa nước Ka-Pét, ý nghĩa của việc thực hiện dự án và tiến độ thực hiện dự án với sự đại diện tham gia của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm...

Tin liên quan