Văn hóa làng - Văn hóa giao thông

Văn hóa làng - Văn hóa giao thông
TP - Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ Thái Bình phối hợp với Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình Văn hóa làng tập trung phổ biến luật giao thông đường bộ, văn hóa giao thông. Sân khấu hóa việc tuyên truyền về an toàn giao thông đã có tác dụng sâu rộng tới người dân.

Dự thi 'Văn hóa giao thông - Ứng xử của bạn:

Văn hóa làng - Văn hóa giao thông

> Xe chạy đường quê
> Hai anh tài xế tử tế

Thượng tá Nguyễn Văn Việt - Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Thái Bình cho biết: Theo thống kê, có tới 80% số người tham gia giao thông bị tai nạn xảy ra trong tỉnh là nông dân. Dẫn tới tai nạn là do người điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ, lạng lách , đánh võng, uống rượu bia say, đi không đúng phần đường, làn đường.

Cũng theo thượng tá Việt, người nông dân Thái Bình sống ở làng quê nên tham gia giao thông chủ yếu theo thói quen, nhiều khi tùy tiện, kiểu “đường làng ta ta cứ đi”, ít hiểu luật. Bên cạnh đó, nhiều chiếc xe máy đã cũ, thiết bị an toàn không đảm bảo.

Sau khi tìm hiểu kỹ thực trạng ở nhiều điểm nóng về giao thông ở các miền quê, phòng CSGT đường bộ đã báo cáo cấp trên phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh mở chuyên mục Văn hóa làng- Văn hóa giao thông để sân khấu hóa việc tuyên truyền. Mô hình này phù hợp đặc thù của miền quê Thái Bình thuần nông, giàu truyền thống văn hóa.

Đại úy Lê Thị Tố Nga - Đội trưởng Đội tuyên truyền và xử lý tai nạn tham gia chương trình ngay từ những ngày đầu chia sẻ: Theo kế hoạch, hàng tháng, chúng tôi chọn những điểm nóng về an toàn giao thông, tổ chức chương trình Văn hóa làng. Đây là cuộc thi giữa hai đội của hai làng tập trung vào chủ đề an toàn giao thông để nhà đài ghi hình và phát sóng. Cuộc thi có: Màn chào hỏi, thi tiểu phẩm , thi kiến thức pháp luật (do CSGT ra câu hỏi và chấm điểm), phần thi tài năng làng nghề truyền thống. Theo kinh nghiệm của đại úy Tố Nga , việc ra những câu hỏi về luật giao thông đường bộ cần đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và là những tình huống người nông dân hay mắc lỗi. Thí dụ: Khi đến đoạn đường giao nhau, người tham gia giao thông phải làm gì? Khi cần vượt phương tiện cùng chiều phía trước phải làm gì? Người tham gia thi trả lời đúng trên sân khấu có giá trị tuyên truyền khác nào một tuyên truyền viên. Với 12 chương trình Văn hóa làng - Văn hóa giao thông tổ chức ở khắp các huyện, thị trong tỉnh đã giúp người nông dân có cơ hội tiếp xúc với văn hóa giao thông, mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều chương trình để lại dấu ấn tốt đẹp, điển hình như ở xã An Ninh (Quỳnh Phụ), Song An (Vũ Thư), Vũ Phúc (TP Thái Bình)... Bên gốc đa làng, trong nhà văn hóa xã, những hoạt cảnh chèo, những tiểu phẩm kịch hài hóm hỉnh, những tình huống ứng xử không kém phần gay cấn tập trung về an toàn giao thông cứ thấm dần vào diễn viên , cùng hàng ngàn khán giả tham dự ngày hội.

Văn hóa làng - Văn hóa giao thông, một mô hình sân khấu ở Thái Bình đã được Cục CSGT đường bộ đánh giá cao và tìm hiểu để nhân rộng.

Bạn có thể gửi bài dự thi cuộc thi “An toàn giao thông - hạnh phúc của bạn” tới địa chỉ email: tienphongonline@gmail.com.

Để chính xác về nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Bạn có thể tìm hiểu thể lệ cuộc thi tại đây.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Xử lý dứt điểm vụ án liên quan đến ông Lê Thanh Thản trong quý 2/2024
Hà Nội: Xử lý dứt điểm vụ án liên quan đến ông Lê Thanh Thản trong quý 2/2024
TPO - Thường trực Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm 37 vụ án trong quý 2/2024. Trong đó, có vụ án “Lừa dối khách hàng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes liên quan đến ông Lê Thanh Thản.