Su-34 Fullback, được mệnh danh là xe tăng bay, là mẫu chiến đấu cơ ném bom hiện đại nhất Nga đã triển khai tới Syria để oanh tạc các phần tử khủng bố.
Ra đời nhằm thay thế người tiền nhiệm Su-24 Fencer, Su-34 có buồng lái rộng với 2 ghế lái ngồi song song, với khả năng tự vệ trên không rất cao nhờ trang bị hệ thống tên lửa không đối không uy lực R-73 và R-77. Tên lửa của Su-34 được trang bị tại Syria có thể tự truy đuổi mục tiêu trong cự ly 60km.
Điều này có nghĩa là Su-34 có thể thực hiện các nhiệm vụ ném bom mặt đất, vừa có thể tự bảo vệ mình trước các tiêm kích của đối phương nếu bị truy đuổi.
“Xe tăng bay” có vận tốc tối đa 2000 km/h, tầm tác chiến hơn 1100km với khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Do thời gian hoạt động dài, buồng lái của Su-34 đủ rộng để các phi công có thể đứng thẳng lên để thay đổi tư thế.
Hệ thống radar của Su-34 được khẳng định có thể thực hiện các vụ không kích mục tiêu mặt đất từ cự ly hơn 100km. Ngoài ra, hệ thống còn có thể lập bản đồ các vật thể di chuyển trên mặt đất trong khu vực tác chiến.
Sukhoi Su-34, bản xuất khẩu có tên gọi Su-32, được trang bị 2 động cơ AL-31F có thể mang tới 8 tấn vũ khí trên 12 điểm cố định. Máy bay có thể được gắn các tên lửa Kh-59ME, Kh-31A, Kh-31P, Kh-29T, Kh-29L và S-25LD, phục vụ các nhiệm vụ tấn công đối không, đối đất và đối hải. Ngoài ra Su-34 cũng có thể mang nhiều loại bom, trong đó có bom chùm SPBE-D.
Su-35 Flanker là mẫu chiến đấu cơ thế hệ 4++ nổi bật ở khả năng cơ động rất cao, hỏa lực mạnh cùng hệ thống điện tử tối tân.
Máy bay có thể đạt vận tốc tối đa 2390km/h (Mach 2.25, tương đương 2,25 lần vận tốc âm thanh) và khai hỏa dù đang bay ở vận tốc Mach 1.5, độ cao trên 45.000 feet (hơn 13.716m). Để so sánh, chiến đấu cơ tối tân F-35 của Mỹ chủ yếu hoạt động ở độ cao 30.000 feet (9144m) với vận tốc Mach 0,9.
Su-35 có thể mang nhiều loại tên lửa đối không, đối đất và đối hải khác nhau, cũng như các loại bom dẫn đường. Cảm biến của máy bay có thể phát hiện và theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên không. Radar của Su-35 có tầm bao phủ 400km, với chế độ vừa quét vừa bám mục tiêu.
Theo tờ National Interest, việc “sát thủ bầu trời” được bổ sung năng lực tấn công điện tử khiến các chiến đấu cơ phương tây càng khó có thể đối đầu, bởi Su-35 sở hữu hệ thống gây nhiễu với bộ nhớ tần số radio kỹ thuật số, đủ khả năng làm suy yếu nghiêm trọng radar của đối phương. Mẫu máy bay này cũng có thể làm mù hiệu quả các radar có trên tên lửa không đối không do Mỹ sản xuất, ví dụ như AIM-120, AMRAAM.
Su-35 có thể đạt vận tốc gấp 2,25 lần vận tốc âm thanh. Ảnh: Aviation.
Su-35 được đánh giá vượt trội hầu hết các chiến đấu cơ phương tây. Ảnh: RT.
Ngay cả các chuyên gia quân sự phương Tây cũng đánh giá Su-35 là đối thủ cực kỳ nguy hiểm với chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ. Ảnh: RT.
Su-35 là mẫu chiến đấu cơ một ghế lái. Ảnh: RT.
Su-35 có tầm hoạt động 3600km. Ảnh: RT.
Buồng lái của chiến đấu cơ Su-35 với hệ thống cảm biến hiện đại. Ảnh: MOD.
Mỗi chiếc Su-35 có giá ước tính hơn 80 triệu USD. Ảnh: Defense.