Từ bản Dõn về Thủ đô

Từ bản Dõn về Thủ đô
TP - Bản Dõn (hiện nay gọi là thôn Dõn) thuộc xã Thanh La, nay là xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang), cách đình Tân Trào không quá một giờ đi bộ. Nơi đây tập trung nhiều cơ quan đầu não của các bộ ban ngành trung ương như Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Trung ương Đoàn... trong thời gian kháng chiến chống Pháp.

> Tiền Phong những ngày ở chiến khu Việt Bắc
> 'Tiền Phong' trong đội ngũ Tiên Phong

Bản Dõn ngày nay. Ảnh: Hồng Vĩnh
Bản Dõn ngày nay. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Vào thời điểm chuẩn bị ra số 1 báo Tiền Phong, năm 1953, cơ quan Trung ương Đoàn đóng trên một quả đồi thấp thoai thoải, cây cối um tùm tại bản Dõn. Từ trên cao nhìn xuống, máy bay địch khó có thể phát hiện những ngôi nhà được che phủ bởi những tán lá rộng của mấy tầng cây rừng. Ngôi nhà (chính xác là lán) của báo Tiền Phong nằm trong khu của Trung ương Đoàn, được dựng ngay dưới chân một cây cổ thụ. Khi dựng ngôi nhà này, mọi người có dụng ý bảo vệ cây, lợi dụng tán lá rất rộng của nó để ngụy trang. Vì vậy khi cất xong, giữa nhà vẫn sừng sững một thân cây to, bộ rễ cắm sâu dưới lòng đất và thân cây đồ sộ xuyên qua mái, vượt lên tầm cao trên mười thước, rồi vươn rộng những cành lá sum suê, che phủ kín đáo chẳng những nhà của tòa soạn mà còn cả nhà kề bên của cơ quan Trung ương Đoàn.

Vào khoảng tháng 8/1954, cùng với cơ quan T.Ư Đoàn, báo Tiền Phong rời về Đại Từ, Thái Nguyên.

Đồng chí Nguyễn Lam và một vài đồng chí khác trong Ban Thường vụ thông báo cho báo về chủ trương của Trung ương Đoàn là gấp rút chuẩn bị ra báo tại Thủ đô Hà Nội. Báo sẽ ra hằng tuần, khổ lớn. Nó phải đóng vai trò quan trọng trong bước ngoặt lịch sử lớn lao của dân tộc.

Để tận hưởng, mọi người yêu cầu lái xe cho đi vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Địa điểm dừng lại cuối cùng là nơi báo được phân để tạm đóng, một khu nhà của quân Pháp vừa rút lui tại Đồn Thủy gần bờ sông Hồng (nay là khu vực Viện 108).

Thời điểm này, có nhiều vấn đề mới được đặt ra, khác với thời làm báo ở Bản Dõn. Vì đối tượng của Tiền Phong đã khác trước, sẽ có thêm hàng vạn bạn đọc trẻ tuổi thuộc các tầng lớp mới lớn lên trong vùng mới giải phóng như thanh niên, công nhân, học sinh, sinh viên, binh lính ngụy đào ngũ trở về nhà, viên chức trẻ... Trong lúc này, các cán bộ báo Tiền Phong phải học tập Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 về “Tình hình và nhiệm vụ mới”, học tập 8 điểm chính sách của Chính phủ và 10 điều kỷ luật của quân đội khi vào tiếp quản thủ đô và các thành phố.

Để tăng cường hoạt động, Trung ương Đoàn điều thêm cho báo một số cán bộ Đoàn từ Khu Đoàn 4 mới ra, trong đó có các đồng chí Tạ Văn Bảo, Đỗ Văn Thoan, Võ Văn Thoại. Họa sỹ Trần Dư cũng được tuyển vào biên chế để tăng cường cho bộ phận trình bày báo. Bộ phận phụ trương Tiền Phong thiếu nhi được tăng cường thêm đồng chí Cửu Thọ, sau này có thêm đồng chí Ngô Thừa, cả hai đều là cán bộ chuyên về công tác thiếu nhi có năng lực và rất yêu mến các em nhỏ. Nữ họa sỹ Thục Phi được nhận vào bộ phận này để lo việc trình bày và minh họa. Lực lượng Tiền Phong lúc này chỉ có vậy, nhưng ai cũng yên tâm vì phía sau còn có ban lãnh đạo Trung ương Đoàn rất quan tâm đến tờ báo.

Sau khi ra số báo đặc biệt kỷ niệm Quốc khánh 2/9, Tiền Phong lại theo cơ quan Trung ương Đoàn chuyển về thị xã Sơn Tây mới được giải phóng. Ở đây, các cán bộ Tiền Phong có dịp tiếp xúc với đồng bào và thanh niên thị xã để hiểu thêm đối tượng mà tờ báo sắp tới sẽ viết cho họ đọc.

Ngày 9/10 năm đó, quân ta từ nhiều hướng tiến vào Thủ đô để tiếp quản. Phóng viên Tiền Phong Đỗ Cao Đáng vào Hà Nội trước cơ quan cùng đoàn quân này để viết bài “Giải phóng Thủ đô“ ký tên Hồng Giang. Trật tự nhanh chóng được lập lại trong thành phố, mọi hoạt động trở lại bình thường. Đúng ngày 10/10/1954, cán bộ báo Tiền Phong thuê xe từ thị xã Sơn Tây trở về Hà Nội. Ở đó, các đơn vị thanh niên xung phong vào trước đã chuẩn bị cho cơ quan Trung ương Đoàn và cả cho Tiền Phong một nơi làm việc và ở tạm. Đồng chí Nguyễn Lam cùng đi với cán bộ Tiền Phong trên chiếc xe này. Không khí Hà Nội lúc này rộn ràng. Bờ Hồ, phố Huế, đường phố nào cũng thấy đỏ rực màu cờ Tổ quốc. Những đoàn người vừa đi đón bộ đội trở về, cờ đỏ sao vàng trong tay, còn tấp nập kéo nhau đi trên hè phố. Để tận hưởng, mọi người yêu cầu lái xe cho đi vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Địa điểm dừng lại cuối cùng là nơi báo được phân để tạm đóng, một khu nhà của quân Pháp vừa rút lui tại Đồn Thủy gần bờ sông Hồng (nay là khu vực Viện 108). Vấn đề lớn nhất đặt ra là phải ngay lập tức chuẩn bị số báo 18 - số đầu tiên xuất bản ở Thủ đô, mở đầu cho một thời kỳ mới.

Ngoài một số đề tài chuẩn bị sẵn, qua tiếp xúc thực tế những ngày đầu ở Thủ đô, Ban Biên tập thấy cần phản ánh đậm nét trong số báo đầu tiên ở Hà Nội cuộc đấu tranh quyết liệt của công nhân các nhà máy để ngăn cản không cho quân Pháp tháo dỡ máy móc mang đi trong những ngày cuối cùng trước khi Thủ đô được giải phóng. Phóng viên đến nhà máy Điện Yên Phụ để tìm hiểu và viết bài về cuộc đấu tranh bảo vệ máy móc và những thành tích đầu tiên của công nhân ở đây trong việc sản xuất và giữ vững dòng điện. Người lo chuẩn bị tường thuật cuộc tiếp xúc giữa ban tiếp quản các trường đại học với các giáo sư và sinh viên Hà Nội, sẽ diễn ra vào buổi sáng hôm sau. Số phóng viên còn lại thâm nhập các đối tượng thanh niên để phỏng vấn về cảm tưởng và những nguyện vọng của họ sau khi Thủ đô giải phóng. Đối với các vấn đề thời sự mới nhất, mọi người cũng phân công nhau làm tin và viết bình luận. Tất cả các công việc trên phải hoàn tất trong ngày 11/10 để kịp lên ma két đưa đi nhà in.

Sáng ngày 11/10/1954, các đồng chí Lê Quân và Tôn Đức Lượng được giao nhiệm vụ đến nhà in Lê Cường ở số nhà 75 phố Hàng Bồ để giao dịch việc in báo. Chủ nhà in Lê Cường tiếp đón niềm nở và nhận in báo Tiền Phong với giá phải chăng.

Số báo đầu tiên ở Thủ đô giải phóng đã đáp ứng mong đợi của mọi người.

(Còn nữa)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.