Trung Quốc đưa nhóm phi hành gia thứ hai lên trạm vũ trụ

0:00 / 0:00
0:00
Tên lửa Trường Chinh-2F đưa tàu vũ trụ Thần Châu-13 bay lên từ Trung tâm Vệ tinh Jiuquan. (Ảnh: Reuters)
Tên lửa Trường Chinh-2F đưa tàu vũ trụ Thần Châu-13 bay lên từ Trung tâm Vệ tinh Jiuquan. (Ảnh: Reuters)
TPO - Sáng nay (16/10), Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ Thần Châu - 13 mang theo 3 phi hành gia, trong đó có một phụ nữ, lên mô-đun lõi của trạm không gian Thiên Cung, nơi họ sẽ sống và làm việc trong 6 tháng, hành trình dài nhất của các phi hành gia Trung Quốc trên quỹ đạo Trái đất từ trước đến nay.

Tên lửa Trường Chinh-2F đưa tàu vũ trụ Thần Châu-13 bay lên từ Trung tâm Vệ tinh Jiuquan ở tỉnh Cam Túc lúc 12h23 ngày 16/10 (giờ địa phương).

Trung Quốc bắt đầu xây dựng trạm vũ trụ từ tháng 4 năm nay với việc phóng Thiên Hoà – mô-đun lớn nhất trong 3 mô-đun của trạm – lên quỹ đạo. Có kích thước lớn hơn một chiếc xe buýt, Thiên Hoà sẽ là không gian sống của các phi hành gia sau khi trạm vũ trụ hoàn tất.

Thần Châu-13 là chuyến thứ hai trong tổng số 4 chuyến mà Trung Quốc cần thực hiện để hoàn tất trạm vụ trụ vào cuối năm 2022. Trong sứ mệnh trước, diễn ra vào tháng 9 vừa qua, 3 phi hành gia ở lại Thiên Hoà trong 90 ngày.

Trong sứ mệnh lần này, các phi hành gia sẽ thực hiện nhiều thử nghiệm với những công nghệ quan trọng và các bộ phận tự động trên Thiên Hoà để lắp ráp trạm vũ trụ, kiểm tra các hệ thống hỗ trợ sự sống trong trạm và tiến hành nhiều thử nghiệm khoa học.

Trưởng nhóm lần này là Zhai Zhigang, 55 tuổi, thuộc lứa phi hành gia đầu tiên được huấn luyện từ cuối những năm 1990. Sinh ra trong một gia đình nông dân có 6 người con, Zhai vào vũ trụ lần đầu tiên năm 2008. Thần Châu-13 là chuyến đi thứ hai của ông vào vũ trụ.

“Nhiệm vụ khó khăn nhất là phải ở lại quỹ đạo trong 6 tháng. Điều đó sẽ đòi hỏi chúng tôi cao hơn về cả thể chất và tâm lý”, Zhai nói tại cuộc họp báo ngày 14/10.

Đi cùng Zhai là hai phi hành gia cùng 41 tuổi Wang Yaping và Ye Guangfu.

Wang có một người con 5 tuổi. Bà cũng sinh ra trong gia đình nông dân giống như Zhai.

Cựu phi công không quân này du hành vũ trụ lần đầu tiên vào năm 2013, trong sứ mệnh lên trạm thí nghiệm Thiên Cung-1. Trung Quốc đến nay đã đưa 2 nữ phi hành gia lên vũ trụ. Người đầu tiên là Liu Yang, được đưa lên năm 2012.

Trong khi đó Thần Châu-13 là sứ mệnh đầu tiên đối với phi hành gia Ye.

Sau khi đưa nhóm phi hành gia Thần Châu-13 về Trái đất vào tháng 4 năm sau, Trung Quốc sẽ phóng thêm 6 đợt nữa, bao gồm các chuyến đưa mô-đun thứ hai và thứ ba lên trạm vũ trụ và 2 nhóm phi hành gia cuối cùng.

Bị Mỹ cấm làm việc với NASA và tham gia Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), Trung Quốc dành cả thập kỷ qua để xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình.

Khi ISS hết hạn trong vài năm tới, trạm vũ trụ của Trung Quốc sẽ trở thành trạm duy nhất còn lại trong quỹ đạo Trái đất.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đến bao giờ?
Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đến bao giờ?
TPO - Hôm nay (27/7), miền Bắc tiếp tục có nắng nóng gay gắt. Dự báo chiều tối nay, vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa dông giải nhiệt. Từ ngày mai, nắng nóng hạ nhiệt ở miền Bắc. Miền Trung tiếp tục nắng nóng kéo dài. Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông vào chiều tối.
Đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM: Hối hả chạy đua tiến độ
Đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM: Hối hả chạy đua tiến độ
TP - Sau 13 lần lỡ hẹn, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội vừa cho biết, dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đang triển khai các công việc cuối cùng để hoàn thành và đưa vào vận hành đoạn trên cao (Nhổn-Cầu Giấy) trong tháng 7/2024. Cùng với đó, tuyến metro số 1 của TP HCM cũng “chạy nước rút” để kịp vận hành.