Trung Quốc đã có tên lửa siêu thanh?

Hình ảnh video mô phỏng xuất hiện trên trang Passion News
Hình ảnh video mô phỏng xuất hiện trên trang Passion News
TPO - Tập đoàn sản xuất tên lửa hàng đầu Trung Quốc “khoe” một thiết bị bay siêu thanh trong một video mô phỏng gần đây, làm dấy lên các đồn đoán trên báo chí trong nước rằng thứ này có thể là tên lửa DF-17 của lực lượng Tên lửa chiến lược quân đội Trung Quốc.

Vũ khí siêu thanh, thứ mà cả Nga lẫn Mỹ đang phát triển, rất khó bị đánh chặn bởi chúng có tốc độ kinh hoàng (gấp 5 lần tốc độ âm thanh) và tính cơ động cao, các chuyên gia cho biết.

Đoạn video mô phỏng, do Tập đoàn Công nghiệp và khoa học không gian Trung Quốc (CASIC) thuộc sở hữu nhà nước đưa lên tài khoản của họ trên mạng xã hội Đẩu Dần, cho thấy quá trình phóng một số thiết bị bay lên không trung. Chúng bay lên rất cao rồi quay trở lại bầu khí quyển, lao xuống đất tấn công trung tâm chỉ huy của đối phương.

Đây là lần đầu tiên tập đoàn CASIC công bố video mô phỏng giả lập về một thiết bị bay siêu thanh, theo trang tin Passion News thuộc cổng thông tin k618.cn của Đoàn thanh niên toàn Trung Quốc.

Một thiết bị bay siêu thanh, về bản chất là một đầu đạn, được đặt ở mũi một tên lửa và sẽ được giải phóng khỏi nó khi tên lửa đạt đến độ cao và tốc độ cần thiết.

Sau đó, nó sẽ bay ở cạnh trên của bầu khí quyển (có thể cách xa mặt đất hàng ngàn km), thay đổi hướng thường xuyên và điều này khiến các hệ thống phòng khó mà đánh chặn được, theo phân tích của Ngụy Đông Húc, nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh trên Hoàn cầu thời báo.

Theo ông Ngụy, một vũ khí siêu thanh bay ở tốc độ siêu thanh thì đối phương có rất ít thời gian để phản ứng.

Hiện nay Nga đang phát triển tên lửa siêu thanh Avangard trong khi Mỹ có  dự án tên lửa AGM-183A, cả hai đều dùng công nghệ tương tự.

Trang Passion News dẫn lời các nhà phân tích nói vũ khí trong video của CASIC có thể là tên lửa DF-17 của lực lượng tên lửa chiến lược thuộc Giải phóng quân Trung Quốc, bởi đã có tin nói tên lửa DF-17 mang đầu đạn là một thiết bị bay siêu thanh. Cho đến nay, quân đội Trung Quốc vẫn chưa công bố triển khai bất cứ vũ khí siêu thanh nào.
Mặc dù tuyên bố là quốc gia sở hữu vũ khí siêu thanh đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này, Nga vẫn muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển các hệ thống phòng thủ có khả năng chống lại vũ khí siêu thanh bởi vì loại vũ khí dạng này cũng đang được Mỹ và Trung Quốc phát triển.

Theo hãng tin Tass, trong khi thúc đẩy phát triển phòng thủ vũ khí siêu thanh, Nga đã có kế hoạch trang bị vũ khí siêu thanh. Một trong các kế hoạch đó là trang bị tên lửa siêu thanh Tsirkon lên tàu chiến vào năm 2023. Tên lửa mới này theo kế hoạch sẽ được triển khai lên cả tàu mặt nước và tàu ngầm, hoặc đang được đóng, hoặc đã trong biên chế của hải quân Nga.

“Các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với tên lửa Tsirkon trên các tàu chiến theo kế hoạch sẽ hoàn tất vào năm 2022 và từ năm 2023 tên lửa sẽ được đưa vào trực chiến”, một nguồn tin quân sự nói với TASS.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.