Trung Quốc bị gáo nước lạnh khi J-10B đang bay bỗng chết máy

Nỗ lực tự chủ chế tạo động cơ máy bay của Trung Quốc vừa bị ‘dội nước lạnh’ khi chiếc J-10B với động cơ nội địa đang bay bỗng dưng chết máy.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, vào khoảng 14h ngày 15/11, một chiếc máy bay chiến đấu đa năng J-10B đã đâm xuống khu dân cư ở huyện Bì, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên khiến 7 người dưới mặt đất bị thương.

J-10B là biến thể nâng cấp từ mẫu J-10 với một loạt công nghệ cải tiến mới như dùng cửa hút không khí kiểu DSI đem lại sự ổn định cao hơn, trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động, cảm biến hồng ngoại IRST, tích hợp hệ thống chiến tranh điện tử thế hệ mới và đặc biệt là dùng động cơ nội địa WS-10.

Hiện trường chiếc J-10B gặp nạn hôm 15/11.
Hiện trường chiếc J-10B gặp nạn hôm 15/11.

Khi chiếc J-10B gặp nạn tại Tứ Xuyên đang thực hiện các cuộc bay thử nghiệm để chuẩn bị cho việc chuyển giao chính thức cho Không quân Trung Quốc.

Việc lắp đạt động cơ WS-10 chi máy bay J-10B đã được Trung Quốc tiến hành từ năm 2011, tuy nhiên theo nguồn tin từ báo Russian Military Messenger (Nga), hiện số lượng động cơ WS-10 trang bị cho tiêm kích J-10B, J-11B, J-15 đưa về nhà máy bảo trì vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới.

Phần lớn số động cơ WS-10 đã được lắp trên tiêm kích J-10B, J-11B, J-15 cho thấy hiệu suất hoạt động không đáng tin cậy. Việc sử dụng động cơ này có thể gây nguy hiểm cho chính máy bay trong điều kiện không chiến tốc độ cao.

Hải quân Trung Quốc đã huỷ bỏ việc triển khai máy bay chiến đấu J-15 lắp ráp động cơ này, cho đến khi chất lượng của động cơ sản xuất trong nước được đảm bảo. Hải quân Trung Quốc cũng yêu cầu lắp ráp động cơ AL-31F của Nga để thay thế động cơ WS-10 trong nước.

Hiện số lượng động cơ WS-10 đưa về nhà máy để bảo trì thậm chí vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới. Nghiêm trọng hơn, đơn vị sản xuất WS-10 không làm rõ toàn bộ nguyên nhân nhiều lần thất bại của động cơ, mà hiện nay ít nhất 5 trung đoàn không quân của Không quân Trung Quốc đang sử dụng máy bay tiêm kích J-11B trang bị động cơ WS-10.

Các chuyên gia cho biết, động cơ lắp ráp cho những máy bay này đã được đưa đưa về nhà máy để bảo trì, trong khi số máy bay chiến đấu J-11B lắp động cơ AL-31F của Nga thì không có vấn đề gì.

Sự kém chất lượng của các mẫu động cơ phản lực nội địa bắt nguồn từ công nghệ, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng tại các nhà máy Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn cần thiết dành cho việc sản xuất động cơ phản lực.

Những điểm yếu trong ngành công nghiệp sản xuất động cơ máy bay của Trung Quốc nằm ở vấn đề sản xuất cánh cho tuabin và tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất.

Theo Russian Military Messenger, với quy trình sản xuất của Trung Quốc thì việc động cơ máy bay gặp lỗi trong khi đang bay không có gì là bất ngờ.

Theo Theo baodatviet
MỚI - NÓNG